Vẻ đẹp người phụ nữ trong tác phẩm sân khấu Nam Bộ

<html><head><meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"</head><body> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><em>Vừa qua chương tr&igrave;nh giao lưu văn h&oacute;a văn nghệ ca ngợi h&igrave;nh ảnh của người phụ nữ trong c&aacute;c t&aacute;c phẩm s&acirc;n khấu miền Nam đ&atilde; diễn ra tại Bảo t&agrave;ng Phụ nữ Nam Bộ. Chương tr&igrave;nh do CLB nghi&ecirc;n cứu v&agrave; vinh danh văn h&oacute;a Nam Bộ xưa tổ chức.</em></span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Tổng quan về h&igrave;nh ảnh người phụ nữ, diễn giả Hồ Nhựt Quang khai th&aacute;c những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ từ trong thơ ca, những c&acirc;u danh ng&ocirc;n, trong t&iacute;n ngưỡng, những tượng đ&agrave;i đ&atilde; đi v&agrave;o huyền thoại v&agrave; những c&acirc;u chuyện ch&acirc;n thật tự cổ ch&iacute; kim về sức mạnh cũng như vai tr&ograve;, &yacute; nghĩa lịch sử của người phụ nữ n&oacute;i chung v&agrave; người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt l&agrave; Nam Bộ n&oacute;i ri&ecirc;ng.</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Đ&oacute; l&agrave; vẻ đẹp tam t&ograve;ng, tứ đức, c&ocirc;ng dung ng&ocirc;n hạnh, thủy chung, biết vun v&eacute;n gia đ&igrave;nh. Đ&oacute; l&agrave; c&acirc;u chuyện về H&ograve;n Vọng Phu, Quan &Acirc;m Thị K&iacute;nh, b&agrave; Mạnh Mẫu, Th&aacute;i hậu Dương V&acirc;n Nga&hellip; Đ&oacute; l&agrave; những tiếng n&oacute;i mới trong x&atilde; hội đ&ograve;i c&aacute;i nh&igrave;n c&ocirc;ng bằng v&agrave; b&igrave;nh đẳng đối với người phụ nữ như &ldquo;Đoạn Trường T&acirc;n Thanh&rdquo; của Nguyễn Du, l&agrave; những b&agrave;i thơ ngạo nghễ của Hồ Xu&acirc;n Hương, l&agrave; Tờ &ldquo;Nữ giới chung&rdquo; do nữ sĩ Sương Nguyệt Anh l&agrave;m chủ b&uacute;t&hellip;</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Gần gũi hơn l&agrave; vẻ đẹp ho&agrave;n to&agrave;n hiện thực h&oacute;a ở c&aacute;c nữ anh h&ugrave;ng liệt sĩ thời kh&aacute;ng Ph&aacute;p, chống Mỹ cứu nước. Đ&oacute; l&agrave; h&igrave;nh ảnh người chiến sĩ cộng sản Việt Nam Nguyễn Thị Minh Khai, l&agrave; V&otilde; Thị S&aacute;u &ndash; nữ anh h&ugrave;ng liệt sĩ lực lượng vũ trang trẻ tuổi nhất, l&agrave; những trang nhật k&iacute; x&uacute;c động của Đặng Th&ugrave;y Tr&acirc;m, l&agrave; b&agrave; Nguyễn Thị Định &ndash; nữ tướng duy nhất của Việt Nam thế kỉ XX hay người sinh vi&ecirc;n y&ecirc;u nước, can đảm &ndash; Nguyễn Thị Thắng&hellip;</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Kết th&uacute;c phần tham luận của m&igrave;nh, diễn giả văn h&oacute;a Hồ Nhựt Quang c&oacute; đ&ocirc;i ch&uacute;t suy ngẫm về h&igrave;nh ảnh người phụ nữ đương đại. Người phụ nữ ng&agrave;y nay được b&igrave;nh đẳng để mưu cầu hạnh ph&uacute;c ch&iacute;nh đ&aacute;ng, được ph&aacute;t triển to&agrave;n diện cả về thể chất lẫn tinh thần, được giải ph&oacute;ng năng lực c&aacute; nh&acirc;n v&agrave; c&aacute; t&iacute;nh s&aacute;ng tạo. Song b&ecirc;n cạnh những ưu điểm đ&oacute;, một bộ phận người phụ nữ hiện đại c&oacute; lối sống đua đ&ograve;i, v&ocirc; cảm, yếu đuối&hellip; trở th&agrave;nh nạn nh&acirc;n của kẻ vũ phu, sa v&agrave;o tệ nạn, thậm ch&iacute; trở th&agrave;nh kẻ s&aacute;t nh&acirc;n&hellip;</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Nhắn nhủ đến tuổi trẻ, diễn giả đ&atilde; mượn c&acirc;u n&oacute;i nổi tiếng củaA.Shenier: &ldquo;Khi c&ograve;n l&agrave; người y&ecirc;u, đ&agrave;n &ocirc;ng th&iacute;ch phụ nữ đẹp v&agrave; lẳng lơ, v&igrave; họ ham sắc đẹp v&agrave; c&oacute; lẳng lơ họ mới dễ chiếm được. Nhưng khi lấy nhau, họ th&iacute;ch vợ đoan trang v&agrave; đừng đẹp qu&aacute;. V&igrave; đoan trang mới c&oacute; hạnh ph&uacute;c v&agrave; kh&ocirc;ng đẹp lắm mới kh&ocirc;ng ngại bị kẻ kh&aacute;c chiếm mất&rdquo;.</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Tại chương tr&igrave;nh, kh&aacute;n giả c&ograve;n được thưởng thức những tiết mục văn nghệ, s&acirc;n khấu cải lương đặc sắc về h&igrave;nh ảnh của người phụ nữ trong c&aacute;c t&aacute;c phẩm s&acirc;n khấu miền Nam. Mỗi t&aacute;c phẩm, ch&uacute;ng ta lại bắt gặp một vẻ đẹp đ&aacute;ng tr&acirc;n trọng của người phụ nữ. Đ&oacute; l&agrave; tấm l&ograve;ng của người mẹ hi sinh cả đời v&igrave; con trong t&aacute;c phẩm &ldquo;Tấm l&ograve;ng của biển&rdquo; (nghệ sĩ H&agrave; Mỹ Xu&acirc;n, nghệ sĩ L&ecirc; Hồng Phước, nghệ sĩ Hồng Thơ thủ vai). Đ&oacute; l&agrave; sự đoan trang, tiết hạnh v&agrave; sự dạy dỗ của mẹ d&agrave;nh cho con g&aacute;i trong t&aacute;c phẩm &ldquo;Con g&aacute;i của mẹ&rdquo; (nghệ sĩ Xu&acirc;n Lan v&agrave; nghệ sĩ Quế Thảo thể hiện). Đ&oacute; l&agrave; l&ograve;ng hiếu thảo của người con g&aacute;i với cha mẹ v&agrave; sự bao dung của người mẹ với những lỗi lầm của con trong t&aacute;c phẩm &ldquo;Nửa đời hương phấn&rdquo; (nghệ sĩ H&agrave; Mỹ Xu&acirc;n, nghệ sĩ Diệu Thanh, nghệ sĩ L&ecirc; Hồng Phước, nghệ sĩ Huỳnh Tấn Ph&aacute;t, nghệ sĩ Hồng Thơ, nghệ sĩ Kim Ng&acirc;n thể hiện).</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Đến tham dự chương tr&igrave;nh, thầy Chung Ho&agrave;ng Chương khẳng định: &ldquo;Do thời phong kiến ch&uacute;ng ta bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho gi&aacute;o của Trung Quốc n&ecirc;n nhiều gi&aacute; trị của người phụ nữ bị ch&agrave; đạp. Song ch&uacute;ng ta phải thừa nhận rằng thế giới n&agrave;y vẫn cần 50% tr&iacute; tuệ v&agrave; c&ocirc;ng sức của người phụ nữ&rdquo;.</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Nh&igrave;n nhận thức tế vai tr&ograve; v&agrave; sứ mệnh lịch sử của người phụ nữ, th&ocirc;ng điệp của chương tr&igrave;nh nhắn nhủ ch&uacute;ng ta g&igrave;n giữ h&igrave;nh ảnh đẹp cho người phụ nữ cũng ch&iacute;nh l&agrave; cứu lấy văn h&oacute;a cho cả thế hệ mai sau.</span></span></p> <p style="text-align: right;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><strong>THANH ĐỨC</strong></span></span></p> </body></html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo TP.HCM năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 18 và 19-5-2024 tại Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

Agile Việt Nam
;