Giáo dục

Giáo dục

Gần 40 năm đã đi qua kể từ ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng, nhìn lại chặng đường kháng chiến chống Mỹ gian nan, ác liệt, bao lớp người đã nằm xuống, hy sinh để đất nước trọn niềm vui chiến thắng. Tưởng nhớ công ơn của những người từng che chở, giúp đỡ chiến sĩ cách mạng, những người nông dân bình dị mà can đảm vì một niềm mong mỏi cho ngày đất nước tự do, ngày 23/1, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi về nguồn thăm căn cứ cách mạng Bình Dương.

Những ngày cuối năm, tuổi trẻ thành phố có dịp được cùng các cô chú trong Câu lạc bộ Truyền thống Thành Đoàn về thăm lại các căn cứ cách mạng năm xưa.

70 năm – qua lời thề giữ nước, vẫn vẹn nguyên trong lòng biết bao thế hệ người Việt Nam về hình ảnh của một đội quân bất diệt – lời thề “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Cho dù năm tháng qua đi đã làm phai mờ nhiều kỷ niệm, nhưng trong tâm trí của những người từng là Ba Má phong trào trong giai đoạn Mậu Thân 1968 thì sự tàn khốc, ác liệt của chiến tranh vẫn còn rất rõ. Và ký ức của Má Nguyễn Thị Phong Thu vẫn còn in rõ những tháng ngày gian lao mà anh dũng khi hoạt động cách mạng.<br>

Trong không khí hanh hao và se lạnh của tiết trời Sài Gòn những sáng cuối năm,chúng tôi tìm đến nhà Má Nguyễn Thị Lang ở số 29 Lý Văn Phước,phường Tân Định, Quận 1một phần để hỏi thăm sức khỏe của Má và phần nữa cũng để được Má kể cho nghe những năm tháng hoạt động gian khổ mà anh hùng của Má vào những năm 1950.

Căn nhà nhỏ nằm trên con đường Nguyễn Đình Chiểu là nơi che mưa, che nắng cho một người phụ nữ, người mẹ Việt Nam Anh Hùng đã hy sinh tuổi xuân của mình để phục vụ hết mình cho độc lập dân tộc – đó là Má Thanh Hòa.

Có những con người đã làm nên lịch sử, có những con người đã cất giữ hết thảy hoài bảo tuổi trẻ trong cuộc chiến một mất một còn của dân tộc. Để rồi khi chiến tranh đi qua, họ vẫn sống, thanh thản vì đã hoàn thành một nghĩa vụ thiêng liêng trong đời.

Khi đất nước còn trong khói lửa chiến tranh, đồng bào phẫn nộ vì những hành vi đốt nhà cửa, làng xóm, giết dân, giết hại đồng bào… của quân thù, thanh niên, học sinh lại xếp bút nghiên lên đường tranh đấu. Những năm tháng xa nhà, được bà con khắp nơi nuôi dưỡng, che chở, đã để lại trong lòng người chiến sĩ Huỳnh Thảo một mối “tình đồng bào” đơn sơ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Vừa qua, Ban Chỉ huy Chiến dịch tình nguyện Hoa Phượng Đỏ TP.HCM phối hợp với Đoàn các Cơ quan Đảng TP và chính quyền địa phương đã tổ chức lễ khánh thành công trình khu vui chơi thiếu nhi tại xã Tân Nhựt, TP.HCM. Đây là một trong những hoạt động trọng điểm trong chiến dịch Hoa Phượng Đỏ lần thứ 20 – năm 2025, hướng tới mục tiêu chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho thanh thiếu nhi địa bàn ngoại thành.

Agile Việt Nam
;