Hè tình nguyện http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Category/594 Hè tình nguyện http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/22644 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/22644 C.C.M.T Hè tình nguyện Bình Thạnh: Hội thi “Tìm hiểu luật giao thông đường bộ” Ngày 20/6/2015, Ban chỉ đạo sinh hoạt hè phường 24 tổ chức Hội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ thu hút hơn 120 thanh thiếu nhi tham gia. Tue, 30 Jun 2015 10:56:40 +0700

Ngày 20/6/2015, Ban chỉ đạo sinh hoạt hè phường 24 tổ chức Hội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ thu hút hơn 120 thanh thiếu nhi tham gia.

Tham dự có đồng chí Nguyễn Quốc Khanh – Trưởng khoa STKT NTN/Q, đồng chí Lê Nguyễn Vĩnh Thọ - ĐUV – Phó chủ tịch UBND phường - Trưởng ban chỉ đạo hè phường.

Hội thi được tổ chức 3 vòng: Vòng 1 cho các bạn xem đọan phim nhớ biển báo giao thông sau đó trong vòng 2 phút các bạn ghi các biển báo vừa xem, vòng 2 hiểu ý đồng đội cho các bạn 5 từ khóa để diễn tả cho đồng đội biết đáp án, vòng 3 cho các bạn xem đoạn phim về các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ và các bạn ghi những lỗi vi phạm có trong đoạn phim.

Với mong muốn tổ chức các hội thi đến thanh thiếu nhi mà không gửi tài liệu để phát huy sự sáng tạo của các em, Ban chỉ đạo hè phường luôn tạo điều kiện để thiếu nhi không học bài và trả lời nhằm dành nhiều thời gian để các em vui chơi trong dịp hè. Hội thi góp phần nâng cao nhận thức cho thanh thiếu nhi khi tham gia giao thông, giữ vững an ninh trật tự.

                                                                                      C.C.M.T

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/22643 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/22643 VĂN QUỐC Hè tình nguyện Bình Thạnh: Tổ chức diễn đàn “Lắng nghe trẻ em nói” Ngày 27/6/2015, Ban chỉ đạo Hè phường 1 đã tổ chức diễn đàn “Lắng nghe trẻ em nói” năm 2015 gồm các nội dung: tuyên truyền Luật bảo vệ – Chăm sóc và Giáo dục trẻ em và diễn đàn “Lắng nghe trẻ em nói” cho 60 em thiếu nhi và 15 phụ trách cùng tham gia. Tue, 30 Jun 2015 10:51:04 +0700

Ngày 27/6/2015, Ban chỉ đạo Hè phường 1 đã tổ chức diễn đàn “Lắng nghe trẻ em nói”  năm 2015 gồm các nội dung: tuyên truyền Luật bảo vệ – Chăm sóc và Giáo dục trẻ em và diễn đàn “Lắng nghe trẻ em nói” cho 60 em thiếu nhi và 15 phụ trách cùng tham gia.

Tham dự diễn đàn có cô Phạm Thị Thùy Trang – Thạc sĩ Khoa xã hội học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là báo cáo viên; ông Trần Ngọc Dũng – Phó bí thư Thường trực Đảng ủy phường; ông Nguyễn Trọng Bằng –ĐUV, Phó chủ tịch UBND phường, Trưởng BCĐ Hè cùng các ông bà là thành viên BCĐ Hè phường 1.

Tham gia diễn đàn các em được trang bị kiến thức về Luật bảo vệ – Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, đồng thời các em có dịp được bày tỏ những suy nghĩ, tâm tư, đề nghị của mình cho các đồng chí lãnh đạo phường cũng như các đồng chí trong BCĐ Hè phường để có những giải pháp hữu hiệu hơn nữa trong việc chăm sóc đồng thời tạo được nhiều sân chơi mới lạ, bổ ích cho trẻ em.

                                                                   VĂN QUỐC

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2015/6/22643/P_20150627_083129.jpg 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/22642 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/22642 BÌNH THẠNH Hè tình nguyện Bình Thạnh: Gia đình kết nối yêu thương Ngày 28/6/2015, tại sân trường Tô Vĩnh Diện, BCH Đoàn Phường 1 phối hợp với Công đoàn và Hội LHPN phường tổ chức ngày hội "Gia đình kết nối yêu thương" nhân kỷ niệm Ngày gia đình Việt Nam 28/6 gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Tue, 30 Jun 2015 10:48:20 +0700

Ngày 28/6/2015, tại sân trường Tô Vĩnh Diện, BCH Đoàn Phường 1  phối hợp với Công đoàn và Hội LHPN phường tổ chức ngày hội "Gia đình kết nối yêu thương" nhân kỷ niệm Ngày gia đình Việt Nam 28/6 gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.

Ngày hội diễn ra với các nội dung: truyền thông phòng chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; thi tìm hiểu kiến thức xã hội chủ đề “Kết nối yêu thương”; phần thi tô tượng cho các em thiếu nhi chủ đề “Sắc màu của bé”; thi nấu ăn với chủ đề “Gia đình vào bếp”cho hội viên phụ nữ, thành viên CLB XDGĐHP và các em thiếu nhi. Có 96 người tham dự và 5 đội tham gia các nội dung thi.

Kết quả về thi kiến thức "Kết nối yêu thương": gia đình chị Nguyễn Thị Kim Trang (khu phố 2) đạt giải nhất, gia đình chị Nguyễn Hồng Phương Nga (khu phố 4) đạt giải nhì, gia đình chị Lê Thị Mẫn Vinh (Công đoàn UBND) đạt giải ba, gia đình chị Mai Thị Phương Thảo (khu phố 1) và Chung Thị Minh Tâm (khu phố 3) đạt giải khuyến khích.

Kết quả phần thi nấu ăn "Gia đình vào bếp": gia đình chị Nguyễn Hồng Phương Nga (khu phố 4) đạt giải nhất, gia đình chị Nguyễn Thị Kim Trang (khu phố 2) đạt giải nhì, gia đình chị Mai Thị Phương Thảo (khu phố 1) đạt giải ba, gia đình chị Lê Thị Mẫn Vinh (Công đoàn UBND) và Chung Thị Minh Tâm (khu phố 3) đạt giải khuyến khích.

Kết quả phần thi tô tượng “Sắc màu của bé”: giải nhất thuộc về em Thảo Vy (khu phố 4), giải nhì thuộc về em Hoàng Sơn (khu phố 3) và giải ba thuộc về em Trâm Anh (khu phố 3).

Ngoài ra trong ngày hội các em thiếu nhi được tham gia các gian hàng trò chơi dân gian và nhận phiếu ẩm thực sử dụng tại các gian hàng ẩm thực miễn phí. Ngày hội đã tạo được sân chơi vui tươi, hạnh phúc cho các em thiếu nhi và gia đình của mình.

     BÌNH THẠNH

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2015/6/22642/P_20150628_160653.jpg 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/22641 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/22641 TRƯỜNG ÂN Hè tình nguyện Bình Thạnh: Tổ chức nói chuyện chuyên đề “Phương pháp kỷ luật tích cực với trẻ” Ban chỉ đạo Hè quận Bình Thạnh đã tổ chức nói chuyện chuyên đề “Phương pháp kỷ luật tích cực với trẻ” tại Nhà thiếu nhi quận Bình Thạnh với hơn 250 em thiếu nhi và các bạn phụ trách Hè. Tue, 30 Jun 2015 10:46:17 +0700

Nhằm bổ sung kiến thức bổ ích cho lực lượng phụ trách, chuyên trách hè về hiểu rõ tầm quan trọng của việc kỷ luật tích cực đối với trẻ, tạo môi trường rèn luyện tốt để các em thiếu nhi được phát triển đẩy đủ hơn.

Vừa qua, Ban chỉ đạo Hè quận Bình Thạnh đã tổ chức nói chuyện chuyên đề “Phương pháp kỷ luật tích cực với trẻ” tại Nhà thiếu nhi quận Bình Thạnh với hơn 250 em thiếu nhi và các bạn phụ trách Hè.

Với các nội dung phong phú về phương pháp kỷ luật tích cực với trẻ qua đó đã giúp các bạn phụ trách hè và các em thiếu nhi hiểu rõ hơn về những quy luật phát triển cảm xúc tích cực và tiêu cực. Từ đó mỗi cá nhân biết cách phát huy điều kiện tốt nhất cho cảm xúc tích cực có lợi cho sức khỏe và kiềm hãm, xử lý thích hợp với những tác nhân gây ra cảm xúc tiêu cực.

                                                                                    TRƯỜNG ÂN

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2015/6/22641/10312541_467287496770182_8781077394031191562_n.jpg 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/22640 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/22640 TRƯỜNG ÂN Hè tình nguyện Bình Thạnh: Sôi nổi Hội thao Hè năm 2015 Nhằm tạo điều kiện cho thanh thiếu niên, học sinh trong quận tham gia các hoạt động thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe, vui chơi giải trí trong những ngày hè, vừa qua, Ban chỉ đạo Hè quận Bình Thạnh đã tổ chức Hội thao Hè “4 trò chơi vận động” năm 2015 với các nội dung thú vị và hấp dẫn. Tue, 30 Jun 2015 10:42:10 +0700

Nhằm tạo điều kiện cho thanh thiếu niên, học sinh trong quận tham gia các hoạt động thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe, vui chơi giải trí trong những ngày hè, vừa qua, Ban chỉ đạo Hè quận Bình Thạnh đã tổ chức Hội thao Hè “4 trò chơi vận động” năm 2015 với các nội dung thú vị và hấp dẫn.

Trong hội thao có sự tham gia của 1.360 thanh thiếu niên, học sinh đến từ 20 phường trong đó có 680 nữ gồm 4 môn trò chơi vận động: vượt chướng ngại vật, kẹp bóng tiếp sức, bóng chuyền chân và kéo co.

Sau 2 ngày thi đua sôi nổi, kết quả chung cuộc như sau: Hạng nhất toàn đoàn: Phường 12 với thành tích  1 HCV, 1 HCB, 3 HCĐ. Hạng nhì toàn đoàn:   Phường 2 với thành tích   1 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ. Hạng ba toàn đoàn:  Phường 26 với thành tích  1 HCV, 1 HCB.

 

Từ đầu tháng 6 đến nay, BCĐ Hè quận đã tổ chức nhiều hoạt động bổ ích và ý nghĩa như tổ chức tuyên truyền phòng chống dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết, phòng chống tai nạn thường tích trẻ em, diễn đàn lắng nghe tiếng nói trẻ thơ, tập huấn, hội thi sơ cấp cứu, văn nghệ, vẽ tranh …thu hút đông đảo các em  thiếu nhi trên địa bàn các phường tham gia và hứa hẹn thời gian sắp tới cũng sẽ có những sân chơi thật vui tươi, bổ ích và ý nghĩa dành cho các em thiếu nhi trên địa bàn quận tham gia.

                                                                                    TRƯỜNG ÂN

 

                                                                                               

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/22628 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/22628 BTG Hè tình nguyện Hóc Môn: Tổ chức hội thi “Tự hào lịch sử Hóc Môn” Thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Ban Thường vụ Huyện Đoàn tổ chức hội thi “Tự hào lịch sử Hóc Môn” tại hội trường Khối vận lầu 2, huyện Hóc Môn. Tue, 30 Jun 2015 09:16:29 +0700

Hóc Môn: Tổ chức hội thi “Tự hào lịch sử Hóc Môn”

Thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Ban Thường vụ Huyện Đoàn tổ chức hội thi “Tự hào lịch sử Hóc Môn” tại hội trường Khối vận lầu 2, huyện Hóc Môn.

Đến tham dự hội thi có đồng chí Huỳnh Thị Thu Cúc – Phó Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, đồng chí Trịnh Ngọc Sơn – Bí thư Huyện Đoàn cùng hơn 200 em thiếu nhi tham dự.

Các em thiếu nhi đã trải qua ba vòng thi gồm vòng 1: “Tự hào truyền thống quê hương anh hùng”, vòng 2: “Tiếp bước cha anh – Tuổi trẻ Hóc Môn viết tiếp trang sử mới” và vòng 3: “Mừng đất nước 40 mùa hoa – Chào quê hương Hóc Môn đổi mới”.

Trải qua 3 vòng thi, kết quả giải nhất thuộc về xã Xuân Thới Sơn, giải nhì là xã Trung Chánh, giải III là xã Thới Tam Thôn, ba giải khuyến khích lần lượt trao cho xã Đông Thạnh, Tân Thới Nhì, Xuân Thới Đông.

Hội thi không những tạo khí thế thi đua sôi nổi chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp mà thông qua hội thi, các em còn học tập về truyền thống lịch sử huyện Hóc Môn, được giáo dục tình yêu quê hương – đất nước và con người Việt Nam.

                                                                                       BTG

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2015/6/22628/Hoc Mon 1.jpg 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/20567 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/20567 Hè tình nguyện Sức mạnh từ ba chữ “Mùa hè xanh” Bắt đầu Mùa hè xanh, mang trên mình một chiếc balô với tinh thần thật tốt để đi làm tình nguyện. Trong lòng cứ nôn nao khó tả, mong muốn mình sẽ trải nghiệm cuộc sống mới. Khi đặt chân xuống tới vùng đất Tây Ninh, nơi mình sẽ công tác, trong lòng dường như ngọn lửa tình nguyện bùng phát dần to hơn. Mon, 04 Aug 2014 15:09:56 +0700
 Sức mạnh từ ba chữ “Mùa hè xanh” 

Bắt đầu Mùa hè xanh, mang trên mình một chiếc balô với tinh thần thật tốt để đi làm tình nguyện. Trong lòng cứ nôn nao khó tả, mong muốn mình sẽ trải nghiệm cuộc sống mới. Khi đặt chân xuống tới  vùng đất Tây Ninh, nơi mình sẽ công tác, trong lòng dường như ngọn lửa tình nguyện bùng phát dần to hơn. Khi bắt gặp những trái tim tình nguyện giống mình, ngọn lửa nhanh chóng lan tỏa, đội hình Mùa hè xanh đã nhanh chóng gắn kết thân thiết như anh em một nhà, mặc dù là chưa quen. Chắc hẳn đây sẽ là gia đình thứ 2 của mỗi chiến sĩ. Lần đầu tham gia Mùa hè xanh, khi được địa phương đón tiếp nồng nhiệt, hình như ai cũng mang trong lòng câu hỏi tại sao? Chắc ai cũng hiểu sức mạnh từ ba chữ “Mùa hè xanh” cũng đã để lại dấu ấn thật mạnh trong lòng địa phương hay người dân ở đây như thế nào. 

Từ Ủy ban nhân dân xã bước đi trên con đường đất đỏ băng băng qua những ngôi nhà chen chúc, xen lẫn nhau là những nhà tường, nhà lá, nhà ngói và hàng cây kết hợp với cái nắng trưa hè oi ả, tất cả khiến bức tranh thôn quê càng hiện rõ ra. Bước đi dưới bóng râm, hít thở không khí làng quê,thả hồn vào cảnh vật xung quanh.Tinh thần bỗng nhẹ nhàng và thật dễ chịu, bất chợt bắt gặp trẻ con  trong xóm đang tụ tập vui đùa. Những ánh mắt ngây thơ hồn nhiên đưa mắt nhìn các anh chị màu áo xanh mà bỡ ngỡ, không biết gì? Gương mặt trẻ con vốn dĩ đã ngây ngô, bây giờ còn bỡ ngỡ, ôi! trông thật đáng yêu và buồn cười làm sao. Chúng lăng xăng, ríu ra ríu rít chạy vòng vòng qua lại. 

Đội hình vẫn cứ tiếp tục, thoáng chốc ngôi nhà nơi các chiến sĩ sẽ gắn bó đã hiện ra, đáy mắt ai cũng ánh lên niềm vui khi nhìn thấy sự nồng nhiệt của các cô chú địa phương, và cảm động trước mâm cơm chào đón đã được dọn sẵn. Mọi người đều ăn rất ngon lành, có lẽ vì cái đói, cái mệt hơn nữa là ai ai cũng hiểu được tình cảm mà các cô chú đã gửi gắm trong từng món ăn. Sau bữa cơm là những trò chơi giao lưu để gắn kết chiến sĩ cũng như các bạn thanh niên địa phương lại gần nhau hơn. Từ ấy mà mọi người chẳng còn chút xa lạ, mà đã trở thành một gia đình.
 
Không bao lâu, trời đã ngả bóng chiều, các chiến sĩ đã được phân bố nơi ở, một số bạn được giao nhiệm vụ nấu ăn. Bữa cơm đầu tiên cũng chẳng kém phần ngọt lành hẳn sẽ là một sự khởi đầu may mắn cho hành trình này. Sau một đêm ngon giấc, công việc đầu tiên của ngày mới là đi “dạy học - ôn tập hè”cho các em nhỏ, nghe có vẻ dễ dàng nhưng ai làm giáo viên thì sẽ hiểu,sẽ thấm đậm được câu: “Người đưa đò thầm lặng” – một công việc hết sức thiêng liêng cao cả khi nắm vai trò ươm mầm thế hệ trẻ. Ngày đầu tiên nhận lớp thực sự rất vui và hạnh phúc, thậm chí muốn reo lên rằng : “Aaaa! mình là Thầy giáo rồi”. Nhìn từng hàng từng hàng các em vào lớp. Chúng lăng xăng, lạ lẫm, gương mặt các em ngơ ngác nhìn thầy cô trẻ. Tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên vô tư, nhìn bọn trẻ mà chỉ muốn ôm chầm lấy, tại sao lại có thể đáng yêu như vậy. Xoa xoa vào đầu, hỏi dăm ba câu, trong lời nói rất đỗi ngây thơ : “Dạ, con học lớp 3 thầy ơi!”. Những âm thanh trả lời từng chút một và pha chút e ngại làm ai cũng nghe cũng xao xuyến. Tôi bắt đầu thích công việc này rồi đấy. Mỗi sáng bước chân đến trường, điều đầu tiên nghe thấy là “Con chào Thầy ạ”! Tuy chỉ là thầy 17 ngày nhưng sẽ để lại điều gì đó tốt nhất cho các em. Mang trên mình tiếng “Thầy ơi”, không phải đơn giản, nó là một trọng trách, một sứ mệnh dẫn dắt các em. Tâm hồn trẻ thơ rất trong sáng và ngây thơ, chỉ cần sai một điều gì thì tự tay mình sẽ làm mờ đục đi tâm hồn thuần khiết của những đứa trẻ. Đây sẽ là những trải nghiệm và cũng sẽ là những kỉ niệm giảng dạy cho trẻ em khó diễn tả mà không một cảm xúc nào viết lên hết nổi. Mỗi em mang trong mình những mầm sống khác nhau. Tôi tin rằng, những mầm này sẽ giúp ích cho xã hội và nhân loại. Nếu chúng ta chăm sóc và bồi đắp thật nhiều từ bây giờ thì chắc chắn tương lai sẽ là một màu xanh. Mỗi khi tôi ngắm nhìn những nụ cười từ các bé, bất chợt có bao nhiêu khó nhọc cũng tan biến, lại càng yêu thích công việc này hơn. Dường như có một nguồn điện hạnh phúc từ nụ cười ngây thơ đó đã giúp tôi có thêm động lực, đốt lại ngọn lửa và liên tục liên tục không mệt mỏi hay bỏ cuộc. Tuy chỉ 17 ngày, không thể thêm nhiều được nhưng sẽ là khoảnh khắc đáng nhớ mãi không quên của các bé và mỗi thầy cô chiến sĩ. Riêng tôi nó sẽ là kí ức ngọt ngào khi được hóa vai thành “người thầy” cho dù nó không phải trong một bộ phim, nhưng nó sẽ là một phần bộ phim trong cuộc sống của tôi.
 
Sẽ có những nỗi nhớ đong đầy sự yêu thương. Có những ngày tháng chúng ta cho là vĩnh cửu. Có những tình bạn luôn khắc cốt ghi tâm. Có những khoảnh khắc mãi không bao giờ quên và có nhiều lưu luyến dày vò mỗi khi nhắc…. Có khi nào các bạn cho cuộc sống mình dừng lại một phút để suy ngẫm hay nhìn lại những cung bậc mà mình đã từng trãi qua chưa? Một phút để dừng hay một phút để hồi tưởng, một phút để yêu, một phút để hạnh phúc, một phút để đau đớn và một phút nghẹn ngào với những điều chưa làm, thậm chí một phút hối tiếc chưa kịp nói. Tất cả chỉ một phút thôi, điều kì diệu sẽ xảy ra. Những trãi nghiệm mà bản thân vượt qua tưởng chừng đơn giản. Nhưng nghĩ lại, nó khó cỡ nào. Nếu là quảng đời sinh viên thì chắc những phút giây thiêng liêng, những ngày tháng thăng trầm vượt qua tất cả đã biến tấu hòa vào giai điệu mùa hè xanh.
 
CHIẾN SĨ MẶT TRẬN TÂY NINH
 
]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/20566 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/20566 Hè tình nguyện Những dấu chân tình nguyện Khi tiếng ve đầu tiên ngân lên bản giao hưởng mùa hè cũng là lúc những ngọn cờ xuất quân được phất lên giữa nền trời xanh hy vọng. Mùa hè là mùa của những sôi nổi, mùa mà tuổi trẻ được cháy hết mình, được cống hiến hết mình với các hoạt động tình nguyện. Hòa vào không khí chung, các chiến sĩ của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã khoác lên mình những chiếc áo xanh tình nguyện, mang tất cả tình yêu, sức trẻ của mình chiến đấu trên từng mặt trận, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra. Mon, 04 Aug 2014 15:02:21 +0700
 Những dấu chân tình nguyện

Khi tiếng ve đầu tiên ngân lên bản giao hưởng mùa hè cũng là lúc những ngọn cờ xuất quân được phất lên giữa nền trời xanh hy vọng. Mùa hè là mùa của những sôi nổi, mùa mà tuổi trẻ được cháy hết mình, được cống hiến hết mình với các hoạt động tình nguyện. Hòa vào không khí chung, các chiến sĩ của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã khoác lên mình những chiếc áo xanh tình nguyện, mang tất cả tình yêu, sức trẻ của mình chiến đấu trên từng mặt trận, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra.
 
Gần hai tuần trôi qua, chiến dịch đã hoàn thành được một nửa đoạn đường, hứa hẹn những kết quả khả quan. Đặc biệt, ở mặt trận Châu Thành, Tây Ninh các chiến sĩ đã hoàn thành rất tốt những nhiệm vụ của mình. Với cái nắng ban ngày gay gắt muốn thiêu da đốt thịt, những cơn mưa chiều lạnh giá cắt da cắt thịt, đêm đêm sống cùng với muỗi. Thế nhưng bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ, của bản thân, mọi người vẫn luôn vui vẻ ca hát, cố gắng hết sức làm tốt công việc của mình được giao.
 
Ngày ngày, những khúc hát cứ ngân vang khắp nẻo đường, đi hành quân, đi dạy học, đi đắp đê, nhổ cỏ, phát quang bụi rậm, rồi tổ chức các buổi sinh hoạt thiếu nhi… ở đâu có chiến sĩ Mùa hè xanh, ở đó rộn rã tiếng cười và tràn đầy sức sống. Khắp xã Hòa Thạnh không nơi nào không có những dấu chân tình nguyện. Các sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang cống hiến hết sức mình trong chiến dịch tình nguyện hè 2014 nên nhận được rất nhiều tình cảm quý mến của người dân địa phương. 
 
Là một mặt trận hoàn toàn mới, lúc đầu có nhiều khó khăn nhưng nhận được sự giúp đỡ tận tình của các gia đình, những khó khăn đã dần được khắc phục. Dù không khá giả mấy, nhưng các cô chú trong xã vẫn gom góp những gì mình có trong vườn nhà tặng cho các chiến sĩ, khi thì quả chanh, khi thì mục măng, lúc mấy mớ rau…quà thì đơn sơ  nhưng cái nhiều hơn tất cả đó là tình cảm thương mến của bà con ở đây dành cho những người chiến sĩ tình nguyện. Một tháng Mùa hè xanh có thể không đáng là bao, những mục tiêu có thể cần thiết nhưng chắc chắn sẽ không thay đổi được nhiều, không thể giúp đỡ nhiều cho bà con ở đây nhưng sẽ cố gắng hết mình để không phụ những tấm chân tình mà mình đã nhận.
 
NGUYỄN THỊ THANH TÂM
 
]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/20522 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/20522 Hè tình nguyện Những điều ý nghĩa đầu tiên Những công trình của chiến sĩ Mùa hè xanh tại mặt trận Lý Sơn đang trong giai đoạn hoàn tất và đưa vào sử dụng. Niềm vui hiển hiện không chỉ trên khuôn mặt các chiến sĩ mà còn những người tiếp nhận thành quả – người dân Lý Sơn, những con người gắn bó với hải đảo tổ quốc từ bao đời nay. Mon, 28 Jul 2014 18:12:56 +0700
Những điều ý nghĩa đầu tiên

Những công trình của chiến sĩ Mùa hè xanh tại mặt trận Lý Sơn đang trong giai đoạn hoàn tất và đưa vào sử dụng. Niềm vui hiển hiện không chỉ trên khuôn mặt các chiến sĩ mà còn những người tiếp nhận thành quả  – người dân Lý Sơn, những con người gắn bó với hải đảo tổ quốc từ bao đời nay.
 
Trường khang trang, trẻ con sẽ thích đến trường
Một trong những công trình trọng điểm của chiến sĩ mùa hè xanh mặt trận Lý Sơn là vẽ trang trí điểm 2 của trường mầm non An Vĩnh, thôn Đông, xã An Vĩnh. Ngay từ ngày ra quân đầu tiên, các chiến sĩ đã nhanh chóng lên ý tưởng, đảm bảo tiến độ hoàn tất công việc với Ban chỉ huy. Cụ thể, 5 thành viên nòng cốt của nhóm sẽ hoàn tất 10 mảng tường ở cổng trường cộng thêm một số hình vẽ trang trí bên trong trường cho các bé.
 
Trải qua bốn ngày làm việc dưới thời tiết nắng nóng, nhóm đã hoàn tất 2/3 công việc được giao. Không giấu được sự phấn khởi, háo hức, xung quanh các chiến sĩ thực hiện công trình luôn có những em nhỏ vừa xem, vừa tò mò công việc của anh chị các cô chú sinh sống xung quanh cũng quan tâm và thường đến động viên tinh thần.
Cô Lê Thị Gái, Phó hiệu trưởng trường mầm non An Vĩnh, chia sẻ: “Trường đã xây từ năm 1998 nhưng mãi đến năm 2013 mới hoàn tất. Từ đó đến nay, mỗi năm trường vẫn dự trù kinh phí sơn sửa lại nhưng vì số tiền có hạn, Ban giám hiệu phải ưu tiên những công việc quan trọng nên mãi đến bây giờ cổng trường vẫn chưa được sơn vẽ. Nay được sự giúp đỡ của sinh viên tình nguyên, chúng tôi rất vui mừng, thầy cô trong trường ai cũng phấn khởi. Nhìn bức tường dần nên hình nên dáng, tôi cảm kích sự nhiệt tình, chăm chỉ của các chiến sĩ tình nguyện. Không ngại nắng gió, lên lịch làm việc kỹ lưỡng và luôn hoàn thành tiến độ công việc là điều tôi ấn tượng ở các bạn”.
 
Lễ phép với người lớn, thân thiện với các em nhỏ còn là suy nghĩ của các thầy cô suy nghĩ dành cho chiến sĩ mặt trận Lý Sơn. Những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng lại là sợi dây vô hình nối kết giữa đất liền với biển đảo – không còn khoảng cách, mọi người đều hăng say làm việc để đạt được kết quả cao nhất.
 
Ánh sáng và nụ cười
Sau chuyến khảo sát, các chiến sĩ không khỏi ngỡ ngàng với sự thiếu an toàn của hệ thống điện dân dụng tại các hộ nghèo trên huyện đảo. Với những nhà khó khăn, mạng điện chỉ được mắc tạm thời, còn thiếu nhiều chi tiết, dây điện để trần, không đóng nẹp. Còn với những nhà khá giả hơn, có điều kiện sử dụng bình ắc quy, hệ thống điện mắc chằng chịt, cháy nổ là điều rất dễ xảy ra. 
 
Việc lưới điện quốc gia chưa đến được với huyện đảo cũng góp phần “làm khó” các chiến sĩ - những người đã quen với điều kiện đầy đủ ở thành phố lớn. Bắt đầu công việc từ sáng sớm, sửa chữa từ 2 đến 3 nhà nhưng đến 5 giờ chiều, khi máy phát điện của cả huyện đảo bắt đầu chạy thì các thành viên đội sửa chữa điện mới có thể kiểm tra lại chất lượng của hệ thống điện mới.
 
Bùi Thái Hòa (SV ĐH Bách khoa TP.HCM) cho biết: “Thật sự trong cái nóng đổ lửa ở đây, cả đội ai cũng mệt mỏi khi luôn phải cố gắng đạt được chỉ tiêu trong một ngày. Tuy vậy, khi đèn sáng lên, nhìn ánh mắt và nụ cười trên môi người dân trên đảo, mọi mệt mỏi của một ngày lao động dài hơi dường như tan biến. Những khoảnh khắc chỉ diễn ra trong chốc lát thôi, nhưng chính điều đó làm các chiến sĩ chúng tôi hạnh phúc và được tiếp thêm sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ”.
 
Kim Thịnh (SV ĐH Bách Khoa TP.HCM), cô gái duy nhất trong đội sửa chữa điện kể về một kỉ niệm vô cùng đáng nhớ khi đến sửa chữa điện tại hộ bà Trương Thị Sắc (75 tuổi): “Khi thấy ngọn đèn được thắp sáng lên, bà mừng rỡ đi thay áo mới, háo hức chụp ảnh với các thành viên để làm kỉ niệm. Bà vội đến nỗi mặc ngược áo, điều đó khiến các chiến sĩ rất cảm động”.
Đồng thời, hoạt động láng nền trường mầm non An Hải và sân bóng chuyền của Đại đội C7, phụ giúp người dân thu hoạch hành, cải tạo đất, dọn rác bãi biển trước Chùa Hang, tổ chức ngày hội thiếu nhi tại trường Tiểu học An Hải,…cũng được các chiến sĩ hoàn tất. Biết bao nhiêu giọt mồ hôi đã đổ xuống nhưng hơn hết, niềm vui của người dân, của thiếu nhi địa phương đã xua tan những mệt mỏi, giúp cho các chiến sĩ có thêm động lực thực hiện những nhiệm vụ của mình.
MỸ DUYÊN – HOÀI GIANG

 
]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/15787 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/15787 Hè tình nguyện Thêm sân chơi cho thanh niên công nhân “Hi vọng rằng những sân chơi bổ ích cho thanh niên công nhân và các hoạt động giúp ích cho xã hội sẽ càng được nhân rộng và tổ chức thường xuyên hơn”, đó là mong mỏi của chú Huỳnh Văn Phong, chủ khu lưu trú văn hóa thanh niên công nhân quận Bình Tân. Mon, 13 Aug 2012 14:31:50 +0700
Thêm sân chơi cho thanh niên công nhân

“Hi vọng rằng những sân chơi bổ ích cho thanh niên công nhân và các hoạt động giúp ích cho xã hội sẽ càng được nhân rộng và tổ chức thường xuyên hơn”, đó là mong mỏi của chú Huỳnh Văn Phong, chủ khu lưu trú văn hóa thanh niên công nhân quận Bình Tân và có lẽ cũng là mong mỏi chung của tất cả các bạn thanh niên đi làm xa quê.
 

Sáng ngày12/08/2012 hòa trong không khí của ngày hội Những người tình nguyện, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên công nhân Tp. Hồ Chí Minh (TTHTTNCNTP), Liên đoàn lao động quận Bình Tân và Quận đoàn Bình Tân đã tới thăm hỏi, động viên và tổ chức hoạt động giao lưu “Những người tình nguyện – vì an sinh xã hội” cho hơn 100 thanh niên công nhân đang sinh sống tại khu lưu trú văn hóa số 12.

Nằm trong hoạt động này, các bạn đoàn viên, thanh niên của TTHTTNCNTP cùng các bạn công nhân tiến hành dọn dẹp vệ sinh khu lưu trú và các tuyến đường xung quanh khu vực sinh sống. Chương trình giao lưu văn hóa văn nghệ cũng đã thu hút được sự tham gia đông đảo của các bạn đoàn viên, thanh niên, công nhân. Cả sân khấu nhỏ như được hâm nóng bởi những bài hát đầy sôi động, những tràng vỗ tay từ phía các bạn khán giả. Chương trình tư vấn về pháp luật và sức khỏe sinh sản cũng nhận được nhiều sự quan tâm, ủng hộ của các bạn thanh niên công nhân trong khu lưu trú.

Cũng trong dịp này, chị Nguyễn Thị Khánh Loan – Phó Trưởng phòng TTHTTNCNTP, đồng chí Huỳnh Thị Kim Tuyết - đại diện Liên Đoàn lao động quận Bình Tân và đồng chí Lê Doãn Luyến - Ủy viên Thường vụ Quận đoàn Bình Tân đã đến thăm hỏi và trao tặng phần quà trị giá 1,7 triệu đồng cho anh Lê Văn Vũ - một công nhân bị tai nạn trên đường đi xin việc làm thêm để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Vụ tai nạn đã làm anh phải cắt bỏ một phần chân bên phải. Anh đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hiện tại. Toàn bộ gánh nặng về kinh tế gia đình giờ đây đặt lên đôi vai người vợ trẻ với mức lương thu nhập hàng tháng ít ỏi.

“Mỗi một chuyến đi lại mang tới cho mình những bài học quý giá với những trải nghiệm, những trăn trở về những mảnh đời còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống. Mong rằng, mỗi chuyến đi như vậy sẽ giúp đỡ được nhiều người hơn, chia sẻ được nhiều hơn cho những bạn thanh niên, công nhân”, bạn Bùi Thị Lệ Hằng – đoàn viên Chi đoàn Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên công nhân Tp.HCM tâm sự.

“Những đợt đến thăm của các cơ quan đoàn thể là những kỷ niệm thật khó quên cho các bạn thanh niên công nhân đang sinh sống tại khu lưu trú số 12. Giá trị của mỗi lần tới thăm đó không chỉ là những món quà về vật chất mà quan trọng hơn đó là sự chia sẻ, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với những cuộc đời còn nhiều khó khăn. Chính điều đó đã mang tới cho các bạn ở đây một nguồn động viên vô cùng lớn lao, giúp họ nỗ lực phấn đấu hơn trong cuộc sống còn nhiều thiếu thốn này” - anh Nguyễn Hữu Đông, Chủ nhiệm khu nhà trọ lưu trú số 12 chia sẻ.
 

THẾ PHONG


]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2012/8/15787/1.JPG 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13696 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/13696 Hè tình nguyện Quận 5: Tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo Sáng 30/7/2011, tại hội trường Quận Đoàn 5, Ban chỉ huy chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh năm 2011 đã tổ chức ngày hội hiến máu nhân đạo. Mon, 08 Aug 2011 09:41:57 +0700
Quận 5: Tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo

Sáng 30/7/2011, tại hội trường Quận Đoàn 5, Ban chỉ huy chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh năm 2011 đã tổ chức ngày hội hiến máu nhân đạo.
 
Ngày hội đã thu hút 89 bạn chiến sĩ mùa hè xanh đến từ các trường đại học Khoa học tự nhiên, trường đại học Sài Gòn, đại học Y Dược, trường đại học Sư Phạm và các chiến sĩ Mùa Hè Xanh từ 15 phường trên địa bàn Quận 5 đến tham gia. Hiến máu nhân đạo là một hành động cao cả, là một trong những nghĩa cử cao đẹp của con người với con người và là truyền thống tương thân tương ái “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam.Hy vọng thông qua những lời kêu gọi đó, càng ngày có càng nhiều người, nhiều thành phần xã hội hiểu biết và hiểu đúng hơn về hiến máu nhân đạo, nhiều cơ quan đoàn thể cùng tham gia hiến máu nhân đạo và vận động hiến máu tình nguyện, để bệnh viện và bệnh nhân không còn phải khổ vì thiếu máu cho điều trị.
 
* Vào ngày 31/7, tại Nhà Thiếu Nhi Quận 5, Ban Thường vụ Quận Đoàn 5 phối hợp cùng Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Quận 5 tổ chức ngày hội “Đổi đồ cũ – cho bạn và cho người nghèo" năm 2011. Đây là năm thứ 3 diễn ra ngày hội, nhưng vẫn thu hút hàng trăm hộ gia đình hơn 100 lượt người đến tham gia ngày hội. Hơn chục ngàn sản phẩm được trao đổi và tặng cho người nghèo.
 
Nét mới trong chương trình năm nay là gian hàng ưu tiên dành riêng cho những hộ nghèo trên địa bàn, sản phẩm thì đa dạng hơn và tiện cho việc lựa chọn của mọi người. Ở đây, có nhiều gian hàng như gian hàng quần áo, gian hàng  đồ điện tử, gian hàng lưu niệm, trẻ em, gian hàng sách, truyện, tạp chí. 60 hộ nghèo trên địa bàn được tặng phiếu mua hàng trị giá 200.000 đồng để mua đồ trong ngày hội. Ước tính tổng kinh phí 425 triệu chăm lo cho người nghèo những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
 
Ngày hội nâng cao nhận thức của các bạn trẻ và quần chúng nhân dân trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thiết thực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tăng cường sự quan tâm của xã hội và cộng đồng trong công tác chăm lo, giúp đỡ người nghèo và các đối tượng thanh thiếu nhi có hòan cảnh khó khăn trên địa bàn quận; đồng thời tăng cường các hoạt động tình nguyện cho chiến sĩ Mùa hè xanh, Hành quân xanh, Kỳ nghỉ hồng, Hoa phượng đỏ trong dịp hè năm 2011.
 
Mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng những gian hàng trong ngày hội vẫn được nhiều người dân quan tâm và chọn lựa. Không chỉ trao đổi mà nhiều bà con còn tặng đồ dùng cho ban tổ chức để gửi tặng những người có hoàn cảnh khó khăn hơn.
 
Kết thúc ngày hội, đã để lại những nụ cười, những kỷ niệm sâu sắc cho mỗi người dân, và đặc biệt để lại kỷ niệm trong những chiến sĩ tình nguyện hè trong đợt hoạt động tình nguyện hè năm 2011.
 
NGỌC HÂN
]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/12179 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/12179 Hè tình nguyện Trao giải cuộc thi Nhật kí hè tình nguyện 2010 Ngày 15/10/2010, tại NVH Thanh niên, Ban tổ chức cuộc thi Nhật kí hè tình nguyện của báo Tuổi trẻ đã trao giải thưởng cho các tác phẩm đạt giải gồm tin, bài, ảnh dự thi của các chiến sĩ Mùa hè xanh, các cộng tác viên. Mon, 18 Oct 2010 08:50:06 +0700

 Trao giải cuộc thi Nhật kí hè tình nguyện 2010 

Ngày 15/10/2010, tại NVH Thanh niên, Ban tổ chức cuộc thi Nhật kí hè tình nguyện của báo Tuổi trẻ đã trao giải thưởng cho các tác phẩm đạt giải gồm tin, bài, ảnh dự thi của các chiến sĩ Mùa hè xanh, các cộng tác viên.

Cuộc thi diễn ra từ ngày 15/7 đến 20/8 với nhiều tác phẩm xuất sắc, ghi dấu ấn đậm nét của phong trào tình nguyện của học sinh, sinh viên, công nhân lao động, lực lượng vũ trang.

Sau đây là những tác phẩm đạt giải:

1- Tác giả Kittiworawuthi Pornkanok (du học sinh Thái Lan, theo học tại Trường ĐH KHXH và NV TP.HCM).

2- Tác giả Vũ Đức Anh (lớp KTHS D18S, Trường đại học Cảnh sát nhân dân).

3- Tác giả Phước Tuần (Đại học Giao thông vận tải, cơ sở TP.HCM).

4- Tác giả Nguyễn Thị Minh Hà (chiến sĩ mặt trận xã Đức Hạnh, Bình Phước).

5- Tác giả Trần Như Đăng Tuyên (bí thư Đoàn khối các cơ quan tỉnh Thừa Thiên - Huế).

6- Tác giả Vũ Thủy.

7- Tác giả Lê Vương Thông (ĐH SPKT TP.HCM).

8- Tác giả Mai Vinh.

9- Tác giả Lý Thành (Học viện Hành chính TP.HCM).

Với những tác giả ở xa, ban tổ chức sẽ gửi giấy chứng nhận và tiền giải thưởng qua đường bưu điện. Mọi chi tiết xin liên hệ phóng viên Kim Anh, điện thoại: 0903976465, email: kimanhtuoitre@gmail.com.

THIÊN THANH

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/11455 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/11455 Hè tình nguyện Mong ước trẻ thơ Những mong ước thật ngây thơ như chính tuổi thơ của các em nhưng đọng lại nhiều suy nghĩ cho những người tham dự diễn đàn “Hãy lắng nghe”, do Đoàn thanh niên Sở LĐ-TB &XH TP.HCM tổ chức sáng 31-5, nhân Ngày quốc tế thiếu nhi. Tue, 01 Jun 2010 09:35:12 +0700 Hè về

Mừng Ngày quốc tế thiếu nhi:

Mong ước trẻ thơ

Những mong ước thật ngây thơ như chính tuổi thơ của các em nhưng đọng lại nhiều suy nghĩ cho những người tham dự diễn đàn “Hãy lắng nghe”, do Đoàn thanh niên Sở LĐ-TB &XH TP.HCM tổ chức sáng 31-5, nhân Ngày quốc tế thiếu nhi.

Bé Nguyễn Thị Cẩm Nhi (HS lớp 2 Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp): “Con mong muốn có cha mẹ để bạn không hỏi cha mẹ con đâu”

“Con mong có ba mẹ để các bạn trong lớp đừng hỏi ba mẹ con đâu nữa” - Nguyễn Thị Cẩm Nhi, học lớp 2, hiện ở Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp, bày tỏ làm cả hội trường làng thiếu niên Thủ Đức lặng phắc.

Nuôi dưỡng ước mơ

Có một gia đình như bao nhiêu trẻ thơ khác là niềm khát khao trong mỗi đứa trẻ đang sống tại các trung tâm, cơ sở nuôi dạy trẻ em kém may mắn của Sở LĐ-TB&XH. Không có cha, sống với mẹ trong căn nhà trọ, Tăng Hoài Phúc sớm hiểu cảnh túng bấn khi mỗi lần chủ nhà đuổi mẹ con em ra ngoài. Hết lớp 10, Phúc nghỉ học đi làm phụ mẹ trong một cơ sở sản xuất diều. Ngày ngày dán những chiếc diều đầy màu sắc, Phúc thầm ước ao sẽ có một nghề ổn định hơn lo cho tương lai hai mẹ con.

“Mẹ con cũng là trẻ mồ côi, con cũng không hơn gì, do thế con mong có được một nghề ổn định để lo cho tương lai” - Phúc bày tỏ. Phúc được vào học Trường nghiệp vụ nhà hàng TP. Phúc khoe: “Em vừa ra trường và được vào làm ở một nhà hàng, lương đã đủ trang trải cuộc sống và vơi đi cảnh túng bấn của hai mẹ con”. Tại diễn đàn Phúc chia sẻ: “Chúng ta đều có những thiệt thòi trong cuộc sống, nhưng quan trọng là biết vươn lên và nuôi dưỡng ước mơ thành hiện thực để trở thành người có ích cho xã hội”.

Bày tỏ ước mơ của mình, Mạnh Hùng ở Trường Giáo dục dạy nghề thiếu niên TP chia sẻ: “Con muốn lớn lên làm họa sĩ nên sẽ cố gắng học giỏi để thi vào đại học mỹ thuật. Con sẽ có một nghề để không phụ lòng các cô chú”. Mùa hè đã về, nhiều em bày tỏ niềm khát khao được vui chơi, được đến những khu du lịch, khám phá vẻ đẹp quê hương...

Chúng tôi vào làng thiếu niên Thủ Đức, các bạn nhỏ được sống như những gia đình tại đây cũng là điều may mắn hơn những bạn bè mình đang lang thang cơ nhỡ nhiều nơi khác. Hè về, những đứa trẻ trong các mái nhà lại dành thời gian phụ mẹ việc nhà, nấu cơm, chăm sóc em nhỏ...

“Được ở với mẹ, có anh, chị, em các con bao giờ cũng đỡ ảnh hưởng về tâm lý hơn so với các bạn tại các cơ sở khác. Làm mẹ của bầy con đông vất vả nhưng niềm vui nhân lên khi các con học giỏi, chăm ngoan” - cô Trương Ngọc Hiền, mẹ của bảy đứa con trong ngôi nhà mang tên Uất Kim Hương (làng thiếu niên Thủ Đức), cho biết.

Mẹ và con cùng vui chơi ngày hè (chụp tại làng thiếu niên Thủ Đức, các bé được sống trong những gia đình với bảo mẫu là những người mẹ)

Xin đừng phân biệt đối xử

Không khí hội trường chùng hẳn khi cô bé Lê Thị Mai Hương (Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em Tam Bình) xúc động: “Tụi con được các cô chú tạo điều kiện hòa nhập bằng cách được học ở các trường ngoài như những bạn bè khác, nhưng dù không nói ra tụi con vẫn bị các bạn phân biệt đối xử. Thậm chí có bạn còn xa lánh vì tụi con sống chung với các bạn bị HIV/AIDS”. Gạt nước mắt, Hương cho biết ở lớp em luôn học giỏi nhưng vẫn tủi thân vì bị các bạn nói là “đồ mồ côi”.

Cùng nỗi niềm, bạn Hạnh Dung (Trung tâm Linh Xuân - nơi nuôi dưỡng trẻ em nhiễm HIV/AIDS) cũng băn khoăn cho tương lai khi các em đã học hết lớp 7, sắp tới sẽ phải đi học ở các trường ngoài và mong các bạn đừng phân biệt đối xử với mình. “Tụi con đều ý thức rất rõ việc phòng tránh lây bệnh cho mọi người nhưng lại rất sợ bị xa lánh”- Hạnh Dung bày tỏ.

Không người thân, Tâm Thy thoát khỏi cảnh “đầu đường xó chợ” khi được đưa vào sống tại Trung tâm Giáo dục dạy nghề thiếu niên TP. Tuổi 15 nhưng Tâm Thy đưa ra băn khoăn thật già dặn: “Khi tụi con trưởng thành đi làm, nếu bị ngược đãi tụi con phải tìm đến đâu để được bảo vệ?”.

“Con thèm được biết mặt ba mẹ của mình nhưng...  Tìm cũng không biết tìm ở đâu”, Lương Thị Ngọc Ánh tâm sự bằng cách ra dấu. Đến với ngày hội Hoa hồng nhỏ vào sáng 31-5, Ngọc Ánh là một trong số 451 bạn nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tham gia ngày vui này.

Bố mẹ bỏ rơi từ lúc lọt lòng, 14 năm qua Ánh chỉ biết đến tình thương của các ba, các má ở Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi khuyết tật. Bị khiếm thính bẩm sinh, bị ung thư máu nhưng suốt 14 năm qua Ánh vẫn chưa thôi khao khát được gặp lại bố mẹ của mình. Hỏi về ước mơ của Ánh cho Ngày quốc tế thiếu nhi, Ánh chỉ mong: “Em và các bạn nhỏ như em có được một ngày vui trọn vẹn, dù chỉ là đi công viên, vui đùa và chạy nhảy”.

Với hai cô bé Huỳnh Xuân Hảo (lớp 4/2 Trường Chi Lăng, Q.6) và Đặng Bội Ngọc (lớp 4A Trường Phan Huy Thực, Q.7) thì ước mơ của hai em là được mang lại niềm vui cho các bạn nhỏ khuyết tật. Tham gia đội múa của Nhà Thiếu nhi TP.HCM, Ngày quốc tế thiếu nhi năm nào các bạn cũng tất bật với những buổi diễn phục vụ các bạn nhỏ.

Đi diễn nhiều nhưng con không thấy mệt, mỗi lần được diễn cho các bạn khuyết tật xem con xúc động lắm. Các bạn ấy không may mắn như tụi con nên nếu có thể giúp các bạn vui thì còn gì bằng. Con cũng mong Ngày quốc tế thiếu nhi mỗi năm các bạn khuyết tật được dự nhiều chương trình vui chơi hơn. Riêng con chỉ mong sẽ lại được đến với các bạn để kể cho các bạn những câu chuyện vui”, Ngọc cho biết.

Theo TTO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2010/6/11455/test.jpg 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/11454 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/11454 Hè tình nguyện Hè về! Hè đã đến! Với tuổi học trò là những ngày nghỉ ngơi sau một năm miệt mài đèn sách. Mùa hè của các em thật nhiều vẻ: đến các lớp năng khiếu, đến với thiên nhiên, đến với tuổi thiếu nhi hồn nhiên, năng động của chính mình!... Tue, 01 Jun 2010 09:24:27 +0700 Hè về
Hè về! 

Hè đã đến! Với tuổi học trò là những ngày nghỉ ngơi sau một năm miệt mài đèn sách. Mùa hè của các em thật nhiều vẻ: đến các lớp năng khiếu, đến với thiên nhiên, đến với tuổi thiếu nhi hồn nhiên, năng động của chính mình!...

Ngày hè xuống biển đổi gió

Lớp đàn tranh ở Nhà Thiếu nhi TP dành cho các em yêu âm nhạc dân tộc

Dàn nhạc tự chế của nhóm trẻ làng Barva (Kon Tum)

Đội kèn thiếu nhi TP biểu diễn tại công viên Đầm Sen

Lớp mỹ thuật ở Nhà Thiếu nhi TP - nơi ươm mầm những họa sĩ tương lai

Lớp Karate dành cho các em yêu võ thuật

Niềm vui của các bạn lớp 5 trường vùng cao Khánh Vĩnh (Khánh Hòa)

Theo SGGPO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2010/6/11454/images333915_a.jpg 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/10653 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/10653 Hè tình nguyện Học bổng “Ngăn dòng bỏ học” đến với học sinh nghèo <p align="justify">Sáng 20-12, 100 suất học bổng đã được chương trình “Vì ngày mai phát triển” lần thứ 255 của báo Tuổi Trẻ gửi đến 100 học sinh phải mưu sinh, học giỏi ở năm huyện ngoại thành TP.HCM.</p> Tue, 22 Dec 2009 10:15:44 +0700 Học bổng

Học bổng “Ngăn dòng bỏ học” đến với học sinh nghèo

Sáng 20-12, 100 suất học bổng đã được chương trình “Vì ngày mai phát triển” lần thứ 255 của báo Tuổi Trẻ gửi đến 100 học sinh phải mưu sinh, học giỏi ở năm huyện ngoại thành TP.HCM.

Chị Trần Thị Diệu Thúy, phó bí thư Thành đoàn TP.HCM, trao tặng học bổng “Ngăn dòng bỏ học” đến các học sinh THPT năm huyện ngoại thành TP.HCM

Mỗi suất học bổng trị giá 2,7 triệu đồng, tương đương chín tháng của năm học cùng một phần quà là vải đồng phục học sinh. Tổng giá trị học bổng 300 triệu đồng, do nhãn hàng Viso thuộc Công ty quốc tế Unilever Việt Nam tài trợ.

Nhiều bạn trẻ đã trưởng thành thông qua sự hỗ trợ của xã hội. Và học bổng “Ngăn dòng bỏ học” là một sự chăm lo cho sinh viên - học sinh, một trong những đối tượng mà Tuổi Trẻ rất quan tâm...” - ông Tăng Hữu Phong, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, phát biểu tại buổi trao học bổng.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân, đại diện nhà tài trợ, chia sẻ: “Chúng tôi khâm phục sự kiên cường của các bạn và rất tin tưởng sự thành công trong tương lai của chính các bạn đây”.

Học bổng này ra đời từ việc hàng loạt học sinh bỏ học vì điều kiện kinh tế khó khăn ở hai tỉnh Quảng Ngãi, Nghệ An. Năm 2008, chương trình đã trao tặng hơn 1.000 suất với tổng giá trị hơn 3 tỉ đồng. Năm 2009 cũng đã trao 800 suất, tổng giá trị hơn 1,4 tỉ đồng cho các em học sinh ở năm tỉnh bị ảnh hưởng cơn bão số 9.

Theo TTO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2009/12/10653/ngan dong1.jpg 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/9412 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/9412 Hè tình nguyện 153.000 sách giáo khoa cho học sinh hiếu học <p align="justify">Đó là số đầu sách giáo khoa, cụ thể là 7.000 bộ sách và 12.500 cuốn sách lẻ, quyên góp được trong chương trình “Sách trao tay, tặng ngay vé cổng” sau hơn một tháng phát động (từ 31-5-2009).</p> Wed, 22 Jul 2009 09:34:47 +0700 153

153.000 sách giáo khoa cho học sinh hiếu học

Đó là số đầu sách giáo khoa, cụ thể là 7.000 bộ sách và 12.500 cuốn sách lẻ, quyên góp được trong chương trình “Sách trao tay, tặng ngay vé cổng” sau hơn một tháng phát động (từ 31-5-2009).

Đây là lần thứ hai chương trình được tổ chức tại công viên văn hóa Đầm Sen với quy mô lớn hơn và do nhiều đơn vị như Sở GD-ĐT TP.HCM, Trung tâm Công tác xã hội thanh niên, NXB Giáo Dục và Công ty Sách & thiết bị trường học cùng phối hợp thực hiện.

Niềm vui của học sinh Trường THCS Tân Tiến (huyện Củ Chi, TP.HCM) nhận sách giáo khoa được tặng

Ban tổ chức chương trình vừa làm lễ ra quân chương trình “Đầm Sen - cầu nối yêu thương” vào sáng 14-7 và chọn Trường THCS Tân Tiến (huyện Củ Chi, TP.HCM) làm địa điểm đầu tiên trao tặng sách giáo khoa.

Chương trình tiếp tục nhận quyên góp tại Đầm Sen đến hết ngày 31-7-2009.

Theo TTO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2009/7/9412/153 ngan sgk.jpg 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/7286 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/7286 Hè tình nguyện 157 triệu tiền học bổng được trao cho HSSV nghèo <p align="justify">Sáng ngày 28/9, tại TP.HCM, Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM, quỹ hỗ trợ cộng đồng Laerence S.Ting và công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng đã trao học bổng cho HSSV nghèo, khuyết tật, hiếu học, học sinh dân tộc ít người…</p> Tue, 30 Sep 2008 08:11:30 +0700 157 triệu tiền học bổng được tra

157 triệu tiền học bổng được trao cho HSSV nghèo

 

Sáng ngày 28/9, tại TP.HCM, Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM, quỹ hỗ trợ cộng đồng Laerence S.Ting và công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng đã trao học bổng cho HSSV nghèo, khuyết tật, hiếu học, học sinh dân tộc ít người…

 

Năm nay, sẽ trao 462 suất học bổng với số tiền 517 triệu đồng cho 7 tỉnh có đông đồng bào dân tộc: Gia Lai, Kontum, Đắklắk, Đắc Nông, Bình Phước, Trà Vinh, Sóc Trăng  với 327 em và TP.HCM 135 em. Trong đó học sinh từ tiểu học đến PTTH là 407 suất, đại học và cao đẳng là 55 suất. Những em nhận học bổng đều là học sinh giỏi, khá, người dân tộc ít người, khuyết tật, gia đình có hoàn cảnh đặt biệt khó khăn.

 

So với năm trước, năm nay số tiền học bổng được trao cao hơn, học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông một suất là 1 triệu đồng/năm. Sinh viên đại học, cao đẳng là 2 triệu đồng/năm.

 

Đây là năm thứ 8 liên tiếp Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM phối hợp thực hiện chương trình trao học bổng này.

 

Chú thích ảnh: Những học sinh khó khăn nhận học bổng tại buổi lễ

 

ĐỖ BÚT

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2008/9/7286/157 tr1.jpg 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/7232 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/7232 Hè tình nguyện Phú Nhuận: 520 thiếu nhi dự đêm hội “Vui ánh trăng rằm” <p align="justify">Tối 11/9/2008, Hội đồng Đội Phú Nhuận phối hợp Nhà thiếu nhi Quận tổ chức đêm hội “Vui ánh trăng rằm” năm 2008 cho 520 em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận Phú Nhuận.</p> Thu, 18 Sep 2008 16:39:45 +0700 Phú Nhuận

Phú Nhuận: 520 thiếu nhi dự đêm hội “Vui ánh trăng rằm”

 

Tối 11/9/2008, Hội đồng Đội Phú Nhuận phối hợp Nhà thiếu nhi Quận tổ chức đêm hội “Vui ánh trăng rằm” năm 2008 cho 520 em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận Phú Nhuận.

 

Đến với đêm hội “Vui ánh trăng rằm”, các em thiếu nhi được thưởng thức các tiết mục văn nghệ thiếu nhi, diễn tiểu phẩm “Sự tích Cây Đa” do đội ca, đội kịch Nhà thiếu nhi quận Phú Nhuận trình diễn, tiểu phẩm hài do nhóm hài Minh Béo biểu diễn. Qua đó, các em còn được thử tài qua các nội dung thi như: hội thi làm lồng đèn, thi hóa trang Chú Cuội - Chị Hằng thời hiện đại, thi múa lân v…v.

 

Kết quả, hội thi hóa trang Chú Cuội - Chị Hằng thời hiện đại Giải A được trao về cho Liên đội Phạm Ngọc Thạch và Liên đội Phường 3, Giải B thuộc về Liên đội Sông Lô và Liên đội Phường 17. Giải hội thi Múa lân đẹp nhất giải A thuộc về Liên đội Lê Đình Chinh và Liên đội Phường 9 (đội 1) và giải B trao về cho Liên đội Ngô Mây và Liên đội Độc Lập. Giải lồng đèn đẹp nhất trao về Liên đội Ngô Mây.

 

Dịp này, Ban tổ chức đêm hội đã trao 520 phần quà (gồm bánh trung thu và lồng đèn) cho các em thiếu nhi có hòan cảnh khó khăn trên địa bàn quận với tổng trị giá 7,8 triệu đồng,  với hy vọng rằng sẽ mang đến cho các em thiếu nhi nghèo có được nhiều niềm vui trong dịp tết trung thu này. Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Quận Đoàn Phú Nhuận còn trao tặng 500 lồng đèn và 500 tập trắng cho các em thiếu nhi Huyện Đoàn Hàm Tân nhân dịp tết trung thu với tổng trị giá 3 triệu  đồng.

 

BÍCH PHƯỢNG

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2008/9/7232/phu nhuan1.jpg 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/7226 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/7226 Hè tình nguyện Quận Đoàn 1: Đêm hội "Trăng rằm tuổi thơ" <p align="justify">Tối 14/9, tại Công viên văn hóa Suối Tiên đã diễn ra đêm hội “Trăng rằm tuổi thơ” do Quận Đoàn 1 tổ chức. Chương trình được thực hiện với sự tài trợ của công ty du lịch văn hóa Suối Tiên, công ty Khang Thông và công ty Vạn Thịnh Phát.</p> Thu, 18 Sep 2008 10:08:52 +0700 Quận Đoàn 1

Quận Đoàn 1: Đêm hội "Trăng rằm tuổi thơ"

 

Tối 14/9, tại Công viên văn hóa Suối Tiên đã diễn ra đêm hội “Trăng rằm tuổi thơ” do Quận Đoàn 1 tổ chức. Chương trình được thực hiện với sự tài trợ của công ty du lịch văn hóa Suối Tiên, công ty Khang Thông và công ty Vạn Thịnh Phát. Tham gia chương trình này, có hơn 500 phần quà dành cho 500 em thiếu nhi các trường tiểu học và trung học của quận 1, 30 suất học bổng đã được trao cho 30 em thiếu nhi nghèo vượt khó học giỏi của các lớp học tình thương nhằm động viên hơn nữa sự cố gắng của các em. Ngoài ra các em còn được tham quan và vui chơi với rất nhiều trò chơi tại khu du lịch Suối Tiên, tham gia các chương trình như: múa lân sư, đón trăng, phá cỗ, rước đèn trung thu, hoạt cảnh chị hằng chú cuội…Được biết trước đó Quận Đoàn 1 cũng đã tổ chức nhiều chương trình đón Trung thu cho hơn 400 em các vùng sâu vùng xa, vùng ngoại thành của thành phố, hơn 60 phần quà cho các em nhỏ lang thang cơ nhỡ, trẻ em đường phố.

 

PHƯƠNG THẢO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2008/9/7226/trang ram1.bmp 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/7222 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/7222 Hè tình nguyện Đoàn khối Ngân hàng: 36,9 triệu đồng quà Trung thu cho trẻ em nghèo <p align="justify">Mùa trung thu năm nay, các cơ sở Đoàn thuộc Đoàn khối Ngân hàng đã tổ chức nhiều chương trình vui tết Trung thu cho trẻ em, tặng quà trung thu cho các em với tổng trị giá 36,9 triệu đồng.</p> Wed, 17 Sep 2008 14:49:59 +0700 Đoàn khối Ngân hàng

Đoàn khối Ngân hàng: 36,9 triệu đồng quà Trung thu cho trẻ em nghèo

 

Mùa trung thu năm nay, các cơ sở Đoàn thuộc Đoàn khối Ngân hàng đã tổ chức nhiều chương trình vui tết Trung thu cho trẻ em, tặng quà trung thu cho các em với tổng trị giá 36,9 triệu đồng. Trong những ngày qua, các cơ sở Đoàn thuộc khối đã đến các mái ấm, nhà mở, lớp học tình thương ở các quận 4, 7, 8, Tân Bình, Huyện Nhà Bè, Cần Giờ tổ chức vui chơi và tặng quà Trung thu cho các em thiếu nhi nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, một số đơn vị cũng đã tổ chức các chuyến thăm, tặng quà cho trẻ em nghèo tại tây Ninh, Vũng Tàu, Tây Ninh.

 

M.H

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2008/9/7222/NH1.bmp 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/7206 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/7206 Hè tình nguyện Lễ hội trăng rằm tại xã đảo Thạnh An, Cần Giờ <p align="justify">Ngày 13/9, Đoàn cơ sở Cục Hải quan TP.HCM đã phối hợp cùng Đoàn Cảng Sài Gòn, Trung tâm Dịch vụ Khách hàng Ngân hàng Đông Á - chi nhánh TP.HCM và Biên phòng cửa khẩu Cảng Sài Gòn tổ chức chuyến đi thăm và tặng quà cho các em thiếu nhi xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ.</p> Mon, 15 Sep 2008 16:41:19 +0700 Lễ hội trăng rằm tại xã đảo Thạn

Lễ hội trăng rằm tại xã đảo Thạnh An, Cần Giờ

 

Ngày 13/9, Đoàn cơ sở Cục Hải quan TP.HCM đã phối hợp cùng Đoàn Cảng Sài Gòn, Trung tâm Dịch vụ Khách hàng Ngân hàng Đông Á - chi nhánh TP.HCM và Biên phòng cửa khẩu Cảng Sài Gòn tổ chức chuyến đi thăm và tặng quà cho các em thiếu nhi xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ.

 

Không thể diễn tả được hết được sự vui mừng trong ánh mắt của các em khi nhận được quà bánh và lồng đèn lấp lánh sắc màu. Những món quà nhỏ bé này dường như là một điều gì đó thật hạnh phóc và rất ý nghĩa đối với các em - những thiếu nhi ở một xã còn rất nghèo. Sau đó, đoàn đã đi giao lưu với Đồn Biên phòng 554, dự bữa cơm giản dị mà thân mật với các chiến sĩ biên phòng ở đây.

 

Rời xã Thạnh An lúc 20 giờ 30 phút trong tâm trạng luyến tiếc, ngậm ngùi vì thời gian dành cho các em thiếu nhi và các chiến sĩ biên phòng quá ít, bài ca “Nối vòng tay lớn” như níu kéo chúng tôi ở lại thêm lâu huyện đảo này. Những cánh tay bé nhỏ vẫy chào tạm biệt của các em cùng nụ cười rạng rỡ với niềm mong chờ ngày gặp lại đã theo chúng tôi suốt chặng đường về lại trung tâm Thành phố.

 

HUỲNH THANH ĐẠM

(Đoàn cơ sở Cục Hải quan TP.HCM)

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2008/9/7206/HQTP1.jpg 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/7185 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/7185 Hè tình nguyện Quận 5: Hơn 1.500 phần quà Trung thu cho thiếu nhi <p align="justify">Nhằm tạo sân chơi vui tươi, bổ ích, lành mạnh cho các em thiếu trên địa bàn Quận nhân dịp Tết Trung thu năm 2008, trong 2 ngày 12/9 – 13/9/2008, Ban Thường vụ quận Đoàn 5 cùng với UB MTTQ Q5, phòng LĐ TB – XH Q5, Hội Chữ thập đỏ và Phòng Giáo dục quận 5 đã tổ chức ngày hội “Vui đón trung thu” và “Đêm hội trăng rằm” cho các em thiếu nhi trên địa bàn 15 phường.</p> Mon, 15 Sep 2008 10:12:37 +0700 Quận 5

Quận 5: Hơn 1.500 phần quà Trung thu cho thiếu nhi

 

Nhằm tạo sân chơi vui tươi, bổ ích, lành mạnh cho các em thiếu trên địa bàn Quận nhân dịp Tết Trung thu năm 2008, trong 2 ngày 12/9 – 13/9/2008, Ban Thường vụ quận Đoàn 5 cùng với UB MTTQ Q5, phòng LĐ TB – XH Q5, Hội Chữ thập đỏ và Phòng Giáo dục quận 5 đã tổ chức ngày hội “Vui đón trung thu” và “Đêm hội trăng rằm” cho các em thiếu nhi trên địa bàn 15 phường, các em thiếu nhi trường khuyết tật Tương Lai, và các em thiếu nhi nghèo, có hoàn cảnh khó khăn,…

 

Tại đây, Ban tổ chức đã tổ chức bữa cơm thân ái, biểu diển văn nghệ, tổ chức trò chơi dân gian, múa lân – sư – rồng, tặng hơn 1.570 phần quà và đèn lồng để cho các em vui trung thu,…. Bên cạnh đó, BTC còn cho các em tham gia cuộc thi làm lồng đèn, tặng tập trắng, bánh trung thu,… và các em thiếu nhi còn được tham gia sinh hoạt, vui chơi với nhiều nội dung mang tính giáo dục cao. Đây là một hoạt động hết sức có ý nghĩa trong việc chăm lo, tổ chức một mùa trung thu thật vui và nhiều bổ ích cho các em thiếu nhi của Quận Đoàn 5.

 

ĐỨC NGỌC

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2008/9/7185/Quan 5 Trung thu1.jpg 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/7184 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/7184 Hè tình nguyện Hàng ngàn bạn nhỏ khó khăn đón Trung thu 2008 <p align="justify">Mùa Trung thu 2008 đến khá tưng bừng theo bóng dáng tình nguyện. Nhiều bạn trẻ đã tự lan truyền thông tin mời gọi cùng nhau đón trung thu với các em nhỏ khó khăn.</p> Mon, 15 Sep 2008 09:59:44 +0700 Hàng ngàn bạn nhỏ khó khăn đón T

Hàng ngàn bạn nhỏ khó khăn đón Trung thu 2008

Tình nguyện viên Công ty Unilever hướng dẫn các bạn nhỏ Trung tâm Khuyết tật Q.4 cắt dán hình “Ước mơ của bé”

Mùa Trung thu 2008 đến khá tưng bừng theo bóng dáng tình nguyện. Nhiều bạn trẻ đã tự lan truyền thông tin mời gọi cùng nhau đón trung thu với các em nhỏ khó khăn.

* Đội công tác xã hội thanh niên TP.HCM về huyện biên giới Mộc Hóa (Long An) tổ chức vui trung thu cho trên 300 bạn nhỏ tại đây. Ngoài ra, từ quà tặng của nhiều nơi, đội đã thực hiện chương trình “Ngàn phần quà - triệu ước mơ” dành cho các bạn nhỏ cơ nhỡ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP. Nhóm tình nguyện Những ước mơ xanh không chỉ mời gọi mọi người tự làm lồng đèn, tổ chức sinh hoạt, tặng quà mà còn đưa các bạn nhỏ đi xem kịch, món quà ngỡ xa xỉ với các bạn nhỏ khó khăn.

* Trung tâm Công tác xã hội (Thành đoàn TP.HCM) với sự hỗ trợ của nhiều tấm lòng, đơn vị, cơ sở bánh ngọt đã đem ánh trăng sáng đến với các bạn nhỏ còn nhiều vất vả tại một số mái ấm, các quận huyện vùng ven và ngoại thành TP. Năm nay, trung tâm có gần 3.500 phần quà với kinh phí trên 130 triệu đồng. Tại phường Thạnh Xuân (Q.12) tối 11-9, đêm trung thu sớm không còn là cuộc vui dành riêng cho các bạn nhỏ mà trở thành đêm vui chung của bà con nơi đây.

* Nhà Thiếu nhi TP.HCM dành hai đêm 13 và 14-9 cho các hoạt động đón tết của thiếu nhi với đủ màu sắc trẻ thơ: ráp bánh trung thu khổng lồ, thi trang trí lồng đèn, vẽ mặt ông Địa, thi cắm hoa, bày mâm cỗ, lễ hội rước đèn mừng trăng…

* “Hội trăng rằm” do Sở Lao động - thương binh & xã hội TP.HCM và báo Yêu Trẻ tổ chức đã hội ngộ các bạn nhỏ tại dinh Thống Nhất tối 13-9 với hàng ngàn bạn nhỏ đặc biệt khó khăn, đang sống tại các mái ấm, trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật cùng chào đón ánh trăng rằm. 3.300 bạn nhỏ khác tại Bình Phước cũng sẽ được chương trình tặng quà, tổ chức vui trung thu. Tổng kinh phí cho chương trình này khoảng 600 triệu đồng và 260 suất học bổng trị giá 260 triệu đồng.

* Ngày hội “Vui trăng rằm cùng trẻ em nghèo mái ấm”. 200 phần quà (bánh, dụng cụ học tập…) cùng 20 suất học bổng (300.000đ/suất) đã được Công ty Thỏ Xinh (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), Cơ sở bánh ngọt Hỷ Lâm Môn trao cho các bạn nhỏ tại sáu mái ấm, nhà mở TP.HCM và Tây Ninh… Tại ngày hội, 200 bạn nhỏ mồ côi, khuyết tật còn được vui chơi tại Đầm Sen, chơi đố vui có thưởng, làm lồng đèn, rước đèn, thi vẽ tranh, vẽ tranh để bán đấu giá gây quỹ từ thiện.

* Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi TP.HCM phối hợp Công ty Unilever tổ chức chương trình “Ước mơ đêm trăng rằm” cho hơn 400 em mồ côi, khuyết tật ở các trung tâm, mái ấm, cơ sở xã hội… các em đã được ăn uống, vui chơi và nhận quà (bánh trung thu, lồng đèn, vở, đồ chơi, quần áo…). Dịp này Công ty Unilever cũng tổ chức trung thu cho nhiều trẻ em khó khăn với tổng giá trị hơn 700 triệu đồng.

* Công đoàn viên chức - đoàn khối dân - chính - đảng TP.HCM cũng tổ chức cho hơn 800 bạn nhỏ khuyết tật, con em viên chức một đêm hội trăng rằm tại hội trường TP, xem xiếc, múa lân, rước đèn, phá cỗ…

* “Đêm trăng cổ tích” mở cửa miễn phí từ 8g-22g ngày 14-9 tại công viên Lê Văn Tám (Q.1, TP.HCM). Buổi sáng các em sẽ xem múa lân, rối và chơi trò chơi tại 16 gian hàng trò chơi dân gian... Tại gian hàng của Hỷ Lâm Môn, phụ huynh và các em sẽ được hướng dẫn làm bánh trung thu và tặng bánh khi hoàn thành sản phẩm. Buổi tối là chương trình ca múa nhạc với sự tham gia của Hoa hậu Trái đất Jessica Trisko (Canada) cùng hoa hậu Philippines, Singapore hóa thân thành ba chị Hằng Nga, giao lưu và tặng quà cho trẻ em nghèo TP có mặt tại đây.

Theo TTO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2008/9/7184/hang ngan.jpg 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/7153 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/7153 Hè tình nguyện Thư gửi Các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu 2008 <p align="justify">Nhân dịp Tết Trung thu, bác thân ái chúc các cháu thiếu niên, nhi đồng ở mọi miền Tổ quốc, các cháu Việt Nam ở nước ngoài và các cháu nước ngoài đang ở Việt Nam đón Tết Trung thu thật vui vẻ và hạnh phúc.</p> Tue, 09 Sep 2008 13:52:44 +0700 Thư gửi Các cháu thiếu niên

Thư gửi Các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu 2008

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gặp các em thiếu niên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn, đạt danh hiệu học sinh giỏi nhiều năm liền của 11 tỉnh, thành phố nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 vào chiều 31/5/2008

Các cháu thiếu niên, nhi đồng yêu quý,

Nhân dịp Tết Trung thu, bác thân ái chúc các cháu thiếu niên, nhi đồng ở mọi miền Tổ quốc, các cháu Việt Nam ở nước ngoài và các cháu nước ngoài đang ở Việt Nam đón Tết Trung thu thật vui vẻ và hạnh phúc.

Bác rất vui vì năm học vừa qua đã có nhiều cháu tích cực trong học tập, rèn luyện, là con ngoan, trò giỏi, có hiếu với ông bà, cha mẹ, hăng hái tham gia nhiều hoạt động xã hội có ích, phù hợp với lứa tuổi. Bác khen ngợi và biểu dương những cháu có hoàn cảnh khó khăn, nhưng có nghị lực và ý chí vươn lên, là tấm gương sáng cho bạn bè noi theo, xứng đáng là những cháu ngoan Bác Hồ.

Trung thu năm nay đến trong hoàn cảnh không ít trẻ em cùng với gia đình phải chịu những tổn thất nặng nề do thiên tai, bão lũ gây ra, cũng còn nhiều cháu có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh... cần được giúp đỡ. Đảng, Nhà nước, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo... luôn mong muốn và cố gắng cao nhất chăm lo để các cháu được sống trong tình yêu thương, được bảo vệ, chăm sóc, trưởng thành và ngày càng tiến bộ.

Các cháu yêu quý,

Các cháu vừa bước vào năm học mới, nhân dịp này, bác chúc các cháu chăm ngoan, học giỏi, vui chơi lành mạnh, tích cực tu dưỡng và làm thật nhiều việc tốt, sau này trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Bác gửi đến các cháu nhiều cái hôn. 

Thân ái!
Chủ tịch nước NGUYỄN MINH TRIẾT

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2008/9/7153/trung thu.jpg 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/6998 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/6998 Hè tình nguyện Nhà thiếu nhi TP.HCM khai mạc ngày hội Casio 2008 Từ 267 thí sinh đăng ký ban đầu, Ban tổ chức hội thi Casio festival 2008 đã chọn ra 160 em vào vòng thi bán kết từ ngày 5/8- 7/8, được chia thành ba bảng gồm bảng A (từ 6 đến 9 tuổi), bảng B (từ 10 đến 13 tuổi), bảng C (từ 14 đến 17 tuổi). Ngoài các thí sinh tại thành phố Hồ Chí Minh, còn có 8 thí sinh đến từ tỉnh An Giang và Tiền Giang đăng ký tham gia. Casio festival là sân chơi âm nhạc dành cho các bạn trẻ yêu thích ca nhạc, say mê khám phá các ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào lĩnh vực âm nhạc biểu diễn do Nhà thiếu nhi TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng công ty Suối Nhạc tổ chức. Thu, 07 Aug 2008 13:41:20 +0700 Nhà thiếu nhi TP

Nhà thiếu nhi TP.HCM khai mạc ngày hội Casio 2008

 

Từ 267 thí sinh đăng ký ban đầu, Ban tổ chức hội thi Casio festival 2008 đã chọn ra 160 em vào vòng thi bán kết từ ngày 5/8- 7/8, được chia thành ba bảng gồm bảng A (từ 6 đến 9 tuổi), bảng B (từ 10 đến 13 tuổi), bảng C (từ 14 đến 17 tuổi). Ngoài các thí sinh tại thành phố Hồ Chí Minh, còn có 8 thí sinh đến từ tỉnh An Giang và Tiền Giang đăng ký tham gia. Casio festival là sân chơi âm nhạc dành cho các bạn trẻ yêu thích ca nhạc, say mê khám phá các ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào lĩnh vực âm nhạc biểu diễn do Nhà thiếu nhi TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng công ty Suối Nhạc tổ chức.

 

Nét mới của Casio festival 2008 là các thí sinh sẽ thực hiện bài thi trên keyboard và digital piano, bài thi digital piano sẽ được trình bày với backing track (nhạc nền). Đây thật sự là một sân chơi hấp dẫn, lý thú của các bạn trẻ yêu âm nhạc có điều kiện giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.

 

Dự kiến, vòng chung kết diễn ra vào ngày 8 & 9/8 và tổng kết, trao giải vào sáng ngày 10/08, tại Nhà hát Bến Thành.

 

HOÀI PHƯƠNG

 

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/6858 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/6858 Hè tình nguyện Tặng 80 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi <p align="justify">Sáng ngày 17/7/2008 Chi hội từ thiện Thiện Nhân (thuộc Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TPHCM) phối hợp với Đoàn xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi, TPHCM đã trao tặng 50 suất học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi tại xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi, TPHCM.</p> Fri, 18 Jul 2008 11:01:24 +0700 Tặng 80 suất học bổng cho học si

Tặng 80 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi

 

Bà Lê Thị Vân - Chủ tịch chi hội Thiện Nhân, trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó tại xã Tân An Hội, huyện Củ Chi

Sáng ngày 17/7/2008 Chi hội từ thiện Thiện Nhân (thuộc Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TPHCM) phối hợp với Đoàn xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi, TPHCM đã trao tặng 50 suất học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi tại xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi, TPHCM. Theo đó, mỗi suất học bổng dành cho các em học sinh tiểu học là 400.000 đồng, học sinh trung học cơ sở 600.00 đồng và học sinh trung học phổ thông 800.000 đồng. Trước đó, Chi Hội Thiện Nhân cũng đã trao tặng 30 suất học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó tại phường Long Trường, Quận 9, TPHCM. Tổng kinh phí của đợt trao học bổng gần 50 triệu đồng do công ty DEAKYUNG (Hàn Quốc) tài trợ.

 

VĂN VĨNH

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2008/7/6858/80 hoc bong1.jpg 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/6096 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/6096 Hè tình nguyện Tháng Thanh niên 2008: Tặng tủ sách với 600 quyển sách cho Xã Đoàn Nhị Bình <p align="justify">Thực hiện Tháng Thanh niên 2008, ngày 09/03, Ban Chấp hành Liên Chi đoàn Khối số 1 Phạm Ngọc Thạch thuộc Cơ quan Thành Đoàn đã trao tặng 1 tủ và kệ sách cùng hơn 500 quyển tập trắng, 600 đầu sách tư tưởng Hồ Chí Minh, sách nghiệp vụ công tác Đoàn và các loại sách tham khảo phục vụ công tác Đoàn tại xã Đoàn Nhị Bình, một trong 3 xã khó khăn thuộc huyện Hóc Môn.</p> Tue, 11 Mar 2008 17:43:40 +0700 Tháng Thanh niên 2008

Tháng Thanh niên 2008: Tặng tủ sách với 600 quyển sách cho Xã Đoàn Nhị Bình

 

Thực hiện Tháng Thanh niên 2008, ngày 09/03, Ban Chấp hành Liên Chi đoàn Khối số 1 Phạm Ngọc Thạch thuộc Cơ quan Thành Đoàn đã trao tặng 1 tủ và kệ sách cùng hơn 500 quyển tập trắng, 600 đầu sách tư tưởng Hồ Chí Minh, sách nghiệp vụ công tác Đoàn và các loại sách tham khảo phục vụ công tác Đoàn tại xã Đoàn Nhị Bình, một trong 3 xã khó khăn thuộc huyện Hóc Môn. Ngay sau buổi trao tặng, Liên Chi đoàn cũng đã phối hợp với xã Đoàn Nhị Bình ra quân khai thông cống rãnh, nạo vét tuyến kênh đen trên địa bàn xã nhằm tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ môi trường và đẩy mạnh thực hiện chủ đề công tác Đoàn năm 2008 “Vì Thành phố văn minh - Vì Đoàn vững mạnh”.

 

NGỌC NHUNG

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2008/3/6096/tang tu sach1.jpg 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/6088 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/6088 Hè tình nguyện Quận Bình Thạnh: Hội thi “Hành tinh xanh” với chủ đề “ Môi trường quanh ta” <p align="justify">Sáng 8/3/2008 Hội đồng Đội Quận Bình Thạnh phối hợp với Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên đã tổ chức hội thi “Hành tinh xanh” với chủ đề “Môi trường quanh ta” tại Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên Quận.</p> Mon, 10 Mar 2008 17:36:53 +0700 Quận Bình Thạnh

Quận Bình Thạnh: Hội thi “Hành tinh xanh” với chủ đề “ Môi trường quanh ta”

 

Sáng 8/3/2008 Hội đồng Đội Quận Bình Thạnh phối hợp với Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên đã tổ chức hội thi “Hành tinh xanh” với chủ đề “Môi trường quanh ta” tại Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên Quận. Mục đích của hội thi nhằm tạo điều kiện cho các bạn học sinh ra sức thi đua học tập, tìm hiểu về môi trường sinh thái, nhất là trong lĩnh vực vật lý và môi trường để các em có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, đồng thời phổ biến kiến thức và phát triển khả năng ứng dụng những điều hiểu biết trong cuộc sống hàng ngày của các em. Đối tượng tham gia là các em học sinh khối Trung học cơ sở gồm lớp 7 và lớp 8. Nội dung xoay quanh các thành phần môi trường nước, không khí và đất, các nguồn gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống con người trong việc sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp…; sự tác đông qua lại giữa các tác nhân ô nhiễm môi trường….Các em học sinh THCS phải trải qua 4 phần thi bao gồm phần thi Hành tinh thông thái với chủ đề “Bạn biết gì?; phần thi Hành tinh năng động với chủ đề “Những vấn đề quan tâm và giải pháp của bạn”; phần thi Hành tinh chiến thắng và sôi nổi nhất là phần thi Hành tinh sáng tạo với chủ đề “Cùng hành động vì một môi trường xanh- sạch-đẹp”.

 

Ở phần thi Hành tinh sáng tạo, các đơn vị thực hiện mô hình kỹ thuật “Máy đun nước bằng năng lượng mặt trời”. Qua hội thi này, các thí sinh có dịp trổ tài về các kiến thức đã học của mình vào những phát minh làm tiết kiệm nhiên liệu mà lại hiệu quả cho đời sống con người. Có rất nhiều mô hình có tên gọi thú vị như nhóm thí sinh trường THCS Lam Sơn làm mô hình kỹ thuật có tên “Chảo Parabol”. Vật liệu đơn giản là những tờ giấy bạc, khung sắt, kính, ống nước,…Các bạn cho biết nếu để ánh sáng mặt trời hội tụ tại tâm chảo Parabol thì nó sẽ nóng lên có thể nấu nước sôi hay nấu ăn. Các bạn nói các bạn rất vui khi tham gia hội thi này các bạn thấy rất vui vi đây là dịp để các bạn thể hiện khả năng của mình trong việc làm ra một mô hình phục vụ đời sống con người và bảo vệ môi trường. Hy vọng các nhà phát minh nhí của chúng ta sẽ tạo nên những phát minh thật sự hữu ích cho môi trường và đời sống con người trong tương lai gần nhất.

 

DIỄM TRINH

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2008/3/6088/hanh tinh xanh1.jpg 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/6081 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/6081 Hè tình nguyện Thư viện lưu động <p align="justify">"Thư viện đến rồi", lũ trẻ reo mừng khi xe thư viện lưu động của Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM đến phục vụ nhu cầu đọc sách báo và cập nhật thông tin của bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ vùng sâu vùng xa.</p> Mon, 10 Mar 2008 09:12:17 +0700 Thư viện lưu động

Thư viện lưu động

Bạn trẻ xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh truy cập Internet miễn phí ở thư viện lưu động

"Thư viện đến rồi", lũ trẻ reo mừng khi xe thư viện lưu động của Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM đến phục vụ nhu cầu đọc sách báo và cập nhật thông tin của bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ vùng sâu vùng xa.

Chiếc xe ấy chứa đựng đủ chức năng của một thư viện: sách báo, tạp chí nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, tâm lý xã hội, y học...; mạng Internet đa phương tiện, đầu đĩa chiếu phim và tất nhiên có cả thủ thư. Hơn một năm nay, chiếc xe ấy đã lăn bánh đến hầu hết vùng sâu vùng xa của TP.HCM, cung cấp cho hàng trăm ngàn lượt độc giả những kiến thức bổ ích về mọi mặt của đời sống hoàn toàn miễn phí.

Thoạt đầu có bạn trẻ đến vì tò mò, muốn xem thư viện lưu động có gì lạ không, có bạn đến chỉ đơn thuần muốn xem Internet như thế nào... Nhưng nhìn chung, đa số tìm đến với một mục đích rất rõ: cập nhật kiến thức, thu thập thông tin từ những đầu sách báo hay và quí của Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM; từ những trang web lành mạnh trên mạng.

Bạn Cẩm Huyền, ở huyện Bình Chánh, cho biết: "Thư viện lưu động nhiều sách hay lắm, lại mới nhất hiện nay... Thích nhất là thủ tục mượn sách ở đây rất đơn giản (chỉ cần có giấy tờ tùy thân), thoải mái khi mượn cũng như khi trả”.

Điểm hẹn của niềm vui

Thư viện lưu động (ảnh) đã phục vụ hàng trăm ngàn lượt độc giả ở vùng sâu vùng xa, các trung tâm cai nghiện, các trường khiếm thị... trên địa bàn TP.HCM. Kế hoạch sắp tới của Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM: đưa xe thư viện lưu động đến phục vụ bạn đọc ở các vùng sâu vùng xa nhiều tỉnh, thành khác.

Với những người phục vụ thư viện lưu động thì niềm vui lớn nhất là khi nhìn thấy vẻ vui thích hiển hiện trên gương mặt của những bạn trẻ đang khát thông tin, ham hiểu biết.

Ánh Tuyết, một trong hai thủ thư của xe thư viện lưu động, tâm sự: "Đến vùng sâu vùng xa công tác tuy cực nhưng vui lắm, dù không hiếm lần những em nhỏ vùng quê chen nhau, lấn cả thủ thư để chọn sách báo đọc... Còn gì hạnh phúc hơn cho người thủ thư khi chứng kiến những bạn trẻ mê sách".

Thư viện lưu động đến đâu, tức thì nơi đó trở nên đông vui và là điểm hẹn của các bạn trẻ mỗi khi tan trường hay xong việc đồng áng. Cảnh hàng chục bạn trẻ xúm xít chờ lên xe thật là xúc động.

Vừa bước xuống xe thư viện để nhường chỗ cho các bạn đọc khác, Mỹ Dung, học sinh Trường THPT Bình Chánh, tươi cười chia sẻ: "Mình đọc gần xong một cuốn sách rất hay về danh nhân đất Việt. Thư viện nhiều sách hay lắm... Giá có thêm nhiều xe như thế này nhỉ...".

Nhu cầu của bạn đọc vùng sâu vùng xa rất lớn, nhưng khả năng tài chính và nhân lực có hạn nên Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM mới chỉ có hai xe thư viện lưu động (một dành cho độc giả thường, một dành cho độc giả khiếm thị) phục vụ trên địa bàn TP.HCM. Nhìn những bạn đọc nhí của thư viện lưu động say sưa đọc sách, truy cập Internet... chúng tôi cũng vui lây niềm vui của những thủ thư trẻ gắn bó thầm lặng với những chuyến đi...

Theo TTO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2008/3/6081/thu vien luu dong1.bmp 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/6068 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/6068 Hè tình nguyện Tháng thanh niên 2008: 10.000 "áo cũ của mình, giặt trắng tặng bạn" <p align="justify">Sáng 5-3, Hội đồng Đội TP Cần Thơ đã triển khai cuộc vận động quyên góp 10.000 "áo cũ của mình, giặt trắng tặng bạn" (ảnh) nhằm chia sẻ khó khăn cùng các em thiếu nhi nghèo; đồng thời kêu gọi tổ chức, cá nhân chung tay góp tiền tặng sổ tiết kiệm cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.</p> Fri, 07 Mar 2008 09:54:50 +0700 Tháng thanh niên 2008

Tháng thanh niên 2008

10.000 "áo cũ của mình, giặt trắng tặng bạn"

Sáng 5-3, Hội đồng Đội TP Cần Thơ đã triển khai cuộc vận động quyên góp 10.000 "áo cũ của mình, giặt trắng tặng bạn" (ảnh) nhằm chia sẻ khó khăn cùng các em thiếu nhi nghèo; đồng thời kêu gọi tổ chức, cá nhân chung tay góp tiền tặng sổ tiết kiệm cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Số áo này sẽ được chuyển đến thiếu nhi nghèo tại TP Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng. Đây là hoạt động nằm trong chương trình "Tấm áo tặng bạn - Thắp sáng ước mơ thiếu nhi VN", do Hội đồng Đội trung ương, Quĩ Unilever VN - nhãn hàng Viso trắng sáng phát động, nhằm quyên góp 1 triệu áo trắng cũ, giặt trắng gửi tặng thiếu nhi khó khăn toàn quốc.

Theo TTO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2008/3/6068/thang tn1.JPG 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5966 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5966 Hè tình nguyện Nghe các em nói, người lớn giật mình! Sau hàng loạt thông tin về các vụ bạo hành trẻ em, sáng 27-1, HĐND - UBND TP.HCM đã tổ chức buổi đối thoại giữa các đại biểu với trẻ em. Đây là lần đầu tiên các em được bày tỏ những bức xúc, kiến nghị trực tiếp với nhiều vị lãnh đạo TP. Tue, 19 Feb 2008 09:45:00 +0700 Nghe các em nói

Nghe các em nói, người lớn giật mình!

Các bạn nhỏ bày tỏ chính kiến tại diễn đàn 

Sau hàng loạt thông tin về các vụ bạo hành trẻ em, sáng 27-1, HĐND - UBND TP.HCM đã tổ chức buổi đối thoại giữa các đại biểu với trẻ em. Đây là lần đầu tiên các em được bày tỏ những bức xúc, kiến nghị trực tiếp với nhiều vị lãnh đạo TP.

Buổi đối thoại "Lắng nghe tiếng nói trẻ em" chỉ diễn ra trong ba giờ sáng 27-1, và các bạn nhỏ đã thật sự chiếm lĩnh diễn đàn với nhiều ý kiến bức xúc chính đáng.

Ngoài những học sinh tại các trường phổ thông, nhiều đại biểu là trẻ em vào đời sớm, trẻ mưu sinh trên đường phố, trẻ đang sống tại các nhà mở, mái ấm... Chỉ trong vòng ba giờ, 45 trong tổng số 75 bạn nhỏ tham dự liên tục bày tỏ chính kiến. Không chỉ quan tâm đến cuộc sống của bản thân, nhiều em còn trăn trở về những vấn đề mang tính cộng đồng. Thẳng thắn, đầy trách nhiệm và rất thời sự, các em đã đặt lên bàn của các vị lãnh đạo nhiều câu hỏi hóc búa.

Giáo dục: thừa lý thuyết, thiếu thực hành

Bạn Trần Ngọc Vĩnh Đông và các bạn nhỏ mưu sinh sớm có ý kiến tại buổi đối thoại  

"Hiện nay, chúng em không có thời gian giải trí!" - bạn Trần Hán Nhật Minh, học sinh lớp 9 Trường THCS Lam Sơn, "phát pháo". Ngọc Trân, học sinh lớp 8 ở một trường khác, tiếp lời: "Chương trình học căng thẳng. Nhiều bài học trong sách giáo khoa quá nặng nề!".

Một bạn nữa bức xúc: "Nhiều bạn ghét học văn vì môn học này được dạy và kiểm tra theo kiểu học bài suông, thiếu đề thi mở. Còn lý, hóa, sinh là môn học gắn với đời sống, vậy mà các em cũng rất ít được thực hành. Nói tóm lại, chúng em đang học theo kiểu quá nhiều lý thuyết mà hiếm được thực hành!".

Nhiều học sinh phản ứng về việc học nghề trong nhà trường. Không cần thiết phải ép các em cùng học một nghề mà học xong chẳng biết làm gì. Có trường ép học sinh đồng loạt học vẽ công nghiệp, hoặc ép cả học sinh nam học thêu! "Nên thay việc học những nghề ấy bằng những buổi nói chuyện về nghề nghiệp trong tương lai. Ví dụ như nói chuyện chuyên đề về nghề bác sĩ để các em tìm hiểu muốn trở thành bác sĩ phải học trong bao lâu, cần có những phẩm chất gì..." - một học sinh Trường Trần Đại Nghĩa đề nghị.

Cô Nguyễn Thị Thu Cúc - hiệu trưởng Trường THPT Gia Định - nhìn nhận: "Hiện nay, thầy vào lớp như "chiến đấu" với học sinh". Nguyên nhân là sự quá tải về số lượng học sinh trong mỗi lớp học cũng như sự căng thẳng trong chương trình dạy. Quan niệm của các thầy cô là học sinh nào yên lặng lắng nghe là học sinh ngoan, em nào có ý kiến phản biện là học sinh không ngoan. Điều này ảnh hưởng đến việc phát huy sự sáng tạo của học sinh. "Chỉ cần nở một nụ cười với các em khi vào lớp sẽ tạo được không khí học tập hiệu quả hơn" - cô Cúc chia sẻ.

Rất mạnh dạn, Tạ Xuân Minh Châu, học sinh Trường Colette, nói: "Mỗi lần nói đến "chuyện ấy", bạn nữ thì đỏ mặt, bạn nam chỉ cười. Em cũng hổng biết tại sao như vậy. Nhưng em nghĩ chúng em cần học về giáo dục giới tính một cách chính qui, bài bản. Hãy chỉ cho chúng em cái gì cần làm, cái gì không. Nếu để tự do tìm hiểu sẽ dẫn đến nhiều chuyện không hay".

Liên hệ đến hàng loạt vụ học sinh tử vong do tai nạn như chìm xuồng, hỏa hoạn... trong thời gian gần đây, nhiều học sinh cho rằng vào hè thì học sinh phải đi chơi xa, vì hiện thành phố quá thiếu sân chơi. Trong khi đó, công viên đã đánh mất vai trò là nơi vui chơi giải trí cho trẻ em. Bạn Trịnh Thị Huyền Trân, Trường Nguyễn Thị Minh Khai, mong muốn: "Ngành giáo dục cần có chương trình hướng dẫn các em những kỹ năng sống như học bơi, xử lý tình huống đời thường...".

Tại sao nhiều bạn bị bạo hành trong thời gian dài vẫn không dám lên tiếng? Bạn Hoàng Thùy Vân, học sinh lớp 9 Trường Thực nghiệm sư phạm, lý giải: "Nhiều bạn không biết hoặc biết rất ít về quyền trẻ em. Trong chương trình giáo dục công dân ở lớp 7, chúng em có học một phần về quyền trẻ em, nhưng chưa đủ. Chúng em cần biết nhiều hơn về quyền trẻ em, để khi bị xâm hại thì biết phải nhờ đến cơ quan nào. Em cũng xin nói thêm chương trình giáo dục công dân hiện nay có một số nội dung không phù hợp với lứa tuổi!".

Những trăn trở chính đáng

Vấn đề làm chứng minh nhân dân cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cũng được đặt lên bàn các vị lãnh đạo. "Muốn vào đời có nghề nghiệp ổn định, tụi em phải có chứng minh nhân dân. Muốn có chứng minh nhân dân phải có giấy khai sinh và hộ khẩu. Nhưng những đứa trẻ bị bỏ rơi như chúng em không biết ai là cha mẹ, không biết đâu là quê hương. Vậy chúng em muốn có hộ khẩu, có chứng minh nhân dân thì phải làm sao? Ai giúp chúng em?" - bạn Đặng Thành Tâm, mái ấm Ánh Sáng, lo lắng.

Trả lời về việc cấp chứng minh nhân dân, bà Nguyễn Thị Nguyệt Huệ, Sở Tư pháp TP, cho biết: "Sở Tư pháp đang có kiến nghị với bộ và trao đổi với ngành công an cho phép các em về nơi tạm trú dài hạn để xác định nguồn gốc và làm chứng minh nhân dân. Trong thời gian ngắn nữa, Bộ Tư pháp và Bộ Công an sẽ có ý kiến về vấn đề này". Dường như nhận được câu trả lời chưa thỏa đáng, bạn Đặng Thành Tâm nói: "Con đã nói ở nhiều diễn đàn, ai cũng trả lời chung chung như vậy nhưng đến giờ chưa thấy giải quyết".

Đến gần cuối giờ trưa, Chủ tịch HĐND TP Phạm Phương Thảo hỏi: "Em nào còn ý kiến phát biểu?". Nhiều cánh tay đồng loạt giơ lên. "Em nào xung phong?" - nhiều cánh tay cũng đồng loạt giơ lên. Buổi đối thoại càng sôi nổi hơn khi các bạn nhỏ không chỉ bày tỏ bức xúc về những vấn đề liên quan trực tiếp đến bản thân, mà còn chất vấn về trách nhiệm của lãnh đạo với những vấn đề của cộng đồng.

"Thời gian qua có quá nhiều trẻ em bị bắt đi ăn xin, bóc lột, hành hạ..." - bạn Nguyễn Hoàng Minh Thi, học sinh đến từ Hóc Môn, đặt vấn đề. Nhiều em trăn trở: "Các cô chú phải làm gì để không còn những trẻ em bất hạnh, lang thang kiếm sống? Làm sao để tất cả trẻ em đều được đến trường?", "Mỗi ngày đi học, bạn con phải lội trên con đường ngập nước. Có hôm bạn té ướt hết sách vở, áo quần. Làm sao để TP không còn ngập nước?"...

Quan tâm hơn nữa đến các em

Sau ba giờ tại tọa đàm, bà Geetanjali Narayan - trưởng phòng kế hoạch và chính sách xã hội Quĩ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) - ghi chi chít 12 trang giấy những kiến nghị của các em.

Bà đưa ra bốn nhóm vấn đề được các em quan tâm: môi trường sống an toàn, được đối xử bình đẳng, chất lượng giáo dục, quyền được vui chơi. Là người có trên mười năm công tác trong lĩnh vực chăm sóc, giáo dục trẻ em, bà cho rằng: "Nên xem giáo dục giới tính là một phần trong chương trình giáo dục chính thức ở nhà trường. Giáo dục giới tính là vấn đề tế nhị. Chúng ta có hai sự lựa chọn: hoặc lờ đi để các em tự tìm hiểu, cách này dẫn đến các em có thể hiểu sai gây hậu quả xấu; hoặc nhìn thẳng vào vấn đề để hướng dẫn, giáo dục các em đúng hướng". Trên thực tế, việc giáo dục giới tính cho học sinh ở nước ta hiện nay chưa rõ ràng.

Tại buổi đối thoại, Chủ tịch HĐND TP Phạm Phương Thảo nhắc lại câu nói của nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt: "TP soi thấy tương lai rất sáng của mình trên vầng trán của các em". Nhưng trước nay, chúng ta ít lắng nghe tiếng nói và chưa quan tâm các em một cách đầy đủ. Bà Phạm Phương Thảo khẳng định: "TP sẽ đầu tư hơn nữa cho trường lớp, công viên, nhà thiếu nhi, chương trình vui chơi giải trí... Riêng những vấn đề quá tầm, TP sẽ kiến nghị lên trung ương để đảm bảo thực hiện đầy đủ các quyền của trẻ em".

Buổi đối thoại khép lại trong khi còn rất nhiều bạn nhỏ vẫn giơ tay xin phát biểu. Có em đã viết vội những lá thư gửi chủ tịch HĐND TP bày tỏ ý kiến. 

Hãy nghĩ đến chúng em!

(Trích thư của em Hoàng Thị Phương Uyên - lớp 10 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Q.3, TP.HCM - gửi Chủ tịch HĐND Phạm Phương Thảo sau buổi đối thoại)

Phần lớn nguyên nhân gây ra bạo lực học đường do môi trường học đường bị ảnh hưởng bởi sự phức tạp đang diễn ra hằng ngày trong xã hội. Ngoài những ảnh hưởng của văn hóa bạo lực, sự xáo trộn trong đời sống tinh thần cũng dẫn đến những hệ lụy nói trên.

Mọi người có thể đổ xô làm giàu hoặc theo đuổi lý tưởng của mình, tất cả không hề xấu, nhưng xin hãy nghĩ đến chúng em một chút, vì còn rất nhiều trẻ nhỏ đang vất vưởng khắp mọi nẻo đường. Chỉ cần một hành vi quan tâm đúng mức đối với trẻ em thiệt thòi thôi cũng đủ gieo vào lòng những hạt mầm của sự sống, của sự tin tưởng vào tương lai. Chỉ cần nhìn lại một chút thôi: tất cả những gì mình làm đều có con trẻ chứng kiến và chúng sẽ tiếp thu, đánh giá bằng con mắt của trẻ thơ mà người lớn không dễ gì hiểu nổi.

Đừng băng qua cuộc sống quá nhanh, chỉ cần một vài phút cho đi, ta sẽ nhận lại rất nhiều. Một việc làm nhỏ của một người sẽ trở thành làn sóng cuốn đi mọi ích kỷ, nhỏ nhen trong cuộc sống để những đau thương mất mát phần nào được xoa dịu.    

Gặp các em ít nhất mỗi năm một lần

Bà Phạm Phương Thảo - chủ tịch HĐND TP.HCM - nói: "Đây là lần đầu tiên HĐND TP tổ chức buổi "Lắng nghe tiếng nói trẻ em". Chúng ta rất ít lắng nghe các em nói. Lần này tổ chức "lắng nghe" các em với mong muốn xem xét chủ trương, chính sách của chúng ta có phù hợp với trẻ em không. Diễn đàn hôm nay chỉ có một buổi sáng, tuy ngắn nhưng rất hay. Có em chỉ nói được một phút, có em được 30 giây nhưng các em nói được rất nhiều vấn đề thể hiện tầm nhìn phong phú, không hạn hẹp, không chỉ là vấn đề liên quan đến bức xúc của bản thân mà còn nhiều vấn đề liên quan đến xã hội như vấn đề môi trường ô nhiễm… Chúng tôi cũng xem xét kiến nghị của các em là HĐND nên tổ chức gặp gỡ các em nhiều hơn nữa, ít nhất mỗi năm một lần".

Theo TTO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2008/2/5966/nghe cac e noi1.bmp 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5946 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5946 Hè tình nguyện Thư viện tổ dân phố <p align="justify">Nguyễn Thanh Phú (lớp 8) thường lúi húi lượm giấy báo cũ, bịch nilông, sắt vụn... để riêng sau hè. Mấy nhóc gần nhà cũng không thấy rủ Phú tụ tập chơi game.</p> Fri, 15 Feb 2008 10:15:41 +0700 Thư viện tổ dân phố

Thư viện tổ dân phố

Các độc giả nhí quây quần tại thư viện khu phố 

Nguyễn Thanh Phú (lớp 8) thường lúi húi lượm giấy báo cũ, bịch nilông, sắt vụn... để riêng sau hè. Mấy nhóc gần nhà cũng không thấy rủ Phú tụ tập chơi game.

Mẹ Phú ngạc nhiên, gặng hỏi, Phú khoe thẻ câu lạc bộ mới toanh và xin mẹ: "Tối thứ hai với thứ sáu, cho con hai tiếng qua thư viện nhà bà Tư đọc sách".

Theo con đến nhà bà Tư (tổ dân phố 2, khu phố 2, phường 3, thị xã Tân An, tỉnh Long An), chị thấy khoảng 30 độc giả toàn cùng trang lứa với con trong tổ đang say sưa đọc, chép. 

* Mỗi bạn đọc của thư viện khu phố được giao một thẻ "Câu lạc bộ sinh hoạt thanh niên khu phố 2". Riêng học sinh muốn có thẻ mượn sách, phải đọc thuộc lòng mấy câu thơ của chi đoàn sáng tác:

Truyện tranh chỉ để xem chơi
Chớ mê đọc truyện mà quên học bài
Khi nào bài vở xong rồi
Thì xem chẳng muộn chớ đừng nôn nao
Quyết lòng phải học thật cao
Ngày sau đỗ đạt giúp quê hương mình.

* Thỉnh thoảng, thư viện tổ chức thi vẽ tranh, hái hoa dân chủ để thu hút độc giả.

Nguyễn Sơn Ca (26 tuổi, bí thư chi đoàn khu phố 2, kiêm tổ trưởng tổ dân phố 2) cho biết các năm trước do mải lo chuyện mưu sinh, phong trào Đoàn ở đây rất yếu. Đầu năm 2007, chỉ còn tám đoàn viên cùng Ca quyết tâm xây dựng lại tổ chức. Tám tháng hoạt động với hàng loạt chương trình như: hụi tương trợ thanh niên thoát nghèo; xin phế liệu trong chương trình phân loại rác tại nguồn, dọn dẹp vệ sinh đường phố và thu gom phế liệu bán ve chai gây quĩ... từ đó, số lượng đoàn viên đã tăng gấp bốn.

Có tiền, có nhân lực, "trong khu phố còn nhiều hộ nghèo, vất vả mưu sinh bằng nghề thợ hồ, ba gác, buôn gánh bán bưng, rất cần một sân chơi lành mạnh cho con em của họ” - anh nghĩ đến một tủ sách nho nhỏ để các em thiếu nhi đọc.

Chi bộ cấp trên và nhiều hộ dân đồng tình.Về lấy sách của nhà, xin thêm ở khu phố, Ca vẫn thấy ít. Trích tiền bán phế liệu, anh cùng một số đoàn viên lên TP.HCM mua thêm truyện tranh, tạp chí, từ điển, sách dạy sinh ngữ, tấm gương hiếu thảo, khoa học phổ thông, sách tham khảo cho học sinh... Chi bộ khu phố tặng thêm một số sách.

Bác Nguyễn Sơn Hải (74 tuổi, bí thư chi bộ khu phố 2) cho biết: "Một số anh chị đang công tác tại sở giáo dục, các ngành thấy tụi nhỏ làm hay cũng tới góp sách. Được hơn 2.000 đầu sách, báo rồi".

Bà con khu phố tặng hai kệ sách, ba chiếc bàn cũ. Bác Nguyễn Thị Sanh cho mượn hành lang nhà (3x6m). Tổ dân phố cho mượn bộ ghế con. Các đoàn viên xúm xít soạn nội qui.

Cuối tháng 8-2007, thư viện khu phố khai trương.

Mỗi lần thư viện mở cửa, có ba anh chị đoàn viên hướng dẫn danh mục sách, ghi sổ sách mượn về nhà, giữ trật tự kiêm... giữ xe. Sơn Ca dành khoảng 15 phút dặn các bạn nhớ giữ gìn vệ sinh, phải biết dạ thưa khi nói chuyện với người lớn tuổi, ôn tập Luật giao thông, đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, ý nghĩa của các ngày lễ quan trọng; đọc thơ, giới thiệu sách hay...

Học sinh lớp 9, 10 thường mang tập đến thư viện tra cứu tiếng Anh... Và thật thú vị khi không chỉ các bạn nhỏ, nhiều bà con như chị Chi Kim (thợ may), Tuyết Hạnh, Hoài Như (nhân viên văn phòng), các bà nội trợ... cũng đã trở thành bạn đọc thường xuyên của thư viện.

Theo TTO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2008/2/5946/thu vien1.bmp 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5810 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5810 Hè tình nguyện Trung tâm Công tác xã hội thanh niên TP: Hỗ trợ học sinh nghèo đến trường <p align="justify">Ngày 11/1/2008, Trung tâm Công tác xã hội thanh niên TP đã tổ chức trao học bổng “ACE LIFE cùng bạn bước vào tương lai - Hỗ trợ học sinh nghèo đến trường” cho 20 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đến dự có anh Nguyễn văn Hiếu – Phó Bí thư thường trực Thành Đoàn.</p> Sun, 13 Jan 2008 10:28:20 +0700 Trung tâm Công tác xã hội thanh

Trung tâm Công tác xã hội thanh niên TP: Hỗ trợ học sinh nghèo đến trường

 

Ngày 11/1/2008, Trung tâm Công tác xã hội thanh niên TP đã tổ chức trao học bổng “ACE LIFE cùng bạn bước vào tương lai - Hỗ trợ học sinh nghèo đến trường”  cho 20 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đến dự có anh Nguyễn văn Hiếu – Phó Bí thư thường trực Thành Đoàn. 

 

Được biết, chương trình “ACE LIFE cùng bạn bước vào tương lai – Hỗ trợ học sinh nghèo đến trường” do công ty bảo hiểm ACE LIFE tài trợ trong thời gian là 3 năm (2008 đến 2010) cho 20 em học sinh cấp 1, 2, 3 trên địa bàn thành phố với kinh phí 10 triệu đồng/ em nhằm giúp cho các em có thêm điều kiện để học tập nâng cao trình độ, trao dồi kiến thức, lý tưởng và đạo đức để trở thành một tài năng phục vụ đất nước sau này, đặc biệt là giúp đỡ gia đình mình vươn lên theo sự phát triển của xã hội.

 

Đ.P.T.

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2008/1/5810/download(3).jpg 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5469 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5469 Hè tình nguyện Lễ trao học bổng "Tiếp sức đến trường" 2007: Vững tin lên những bàn chân <p align="justify">Tối 12-11, tại Nhà hát TP.HCM đã diễn ra lễ trao học bổng "Tiếp sức đến trường" 2007 dành cho 120 tân SV các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.HCM. Những gương mặt nhận học bổng lần này đều có chung niềm vui, niềm hạnh phúc vì được tiếp sức để đến với giảng đường ĐH...</p> Tue, 13 Nov 2007 10:30:22 +0700 Lễ trao học bổng

Lễ trao học bổng "Tiếp sức đến trường" 2007:

Vững tin lên những bàn chân

Bạn Trần Thị Nga (ĐH Kinh tế TP.HCM) đang trò chuyện với bạn Vũ Quốc Viễn (ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP.HCM) sau lễ trao học bổng.

Tối 12-11, tại Nhà hát TP.HCM đã diễn ra lễ trao học bổng "Tiếp sức đến trường" 2007 dành cho 120 tân SV các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.HCM. Những gương mặt nhận học bổng lần này đều có chung niềm vui, niềm hạnh phúc vì được tiếp sức để đến với giảng đường ĐH...

Khi cuộc sống kể chuyện

Khi những thước phim được phát, nhiều tân SV trong khán phòng đã không kìm được nước mắt. Hình ảnh người mẹ tật nguyền trên chiếc xe lăn đi bán vé số giữa đêm khuya cùng hình ảnh người con hiếu thảo mang cái tên giản dị Lạc "ổi" càng làm khâm phục đối với những người con hiếu thảo, không đầu hàng số phận. "Từ hồi nhỏ năm cấp I em đã đi bán ổi ở trường, sau đó bán mận, bánh kẹo.

Hôm nay, trước bạn đọc, những người luôn đồng hành với chương trình Tiếp sức đến trường, chúng tôi xin được chia sẻ một mong ước thế này: Nếu những năm tới, thay vì tăng học phí, chúng ta sẽ có được một chính sách giáo dục mới, công ra công, tư ra tư. Theo đó, Bộ GD-ĐT nên chủ trương từng bước giảm nhẹ gánh nặng học phí cho trường công, thì chắc chắn số lượng học sinh cần đến chương trình Tiếp sức đến trường sẽ không tăng. Trong khi đó toàn xã hội vẫn tiếp tục sẵn lòng tiếp sức cho các bạn trẻ đến trường. Và như thế, có thể nói rằng chương trình Tiếp sức đến trường sẽ là niềm tin, là chỗ dựa của những bạn trẻ trong những gia đình nghèo khó: bất cứ hoàn cảnh nào, nếu đã đậu ĐH, bạn cũng sẽ được tiếp sức để vào trường. Chúng ta sẽ không để bất cứ một bạn trẻ nào, vì thiếu tiền mà phải từ bỏ ước mơ về con đường ĐH... 

Trích phát biểu của ông Huỳnh Sơn Phước, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ

Đến lớp 5 mua được xe đạp. Có xe đạp em đi bán cà rem, bán cà rem một vốn bốn lời, mỗi buổi được 5.000-6.000 đồng nữa. Đến lớp 8 em không bán cà rem nữa mà đi bán vé số, mỗi ngày được 20.000 đồng. Hè năm lớp 9 em đi phụ hồ, đến mùa gặt lúa thuê” - lời tâm sự của Lạc "ổi" khiến MC Quỳnh Hoa cũng nói vui nhưng đầy khâm phục: "Nếu em đi xin việc, chắc danh sách kinh nghiệm của em sẽ dài". Còn Lạc thì lại chảy nước mắt: "Em sẽ dành tất cả những gì em có cho mẹ, sẽ cố gắng học tập để trưởng thành cho cuộc sống của mẹ ổn định hơn".

Và đi lên

Cuộc giao lưu với TS Lê Hùng Tiến - giảng viên Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) - cũng làm nhiều bạn trẻ như có thêm nguồn lực mới tiếp sức cho mình. Bởi vì người giảng viên bây giờ chính là một tân SV nghèo ngày nào làm bất cứ các công việc gì miễn là chính đáng như phụ hồ, bán vé số, bán cà rem... để được đi học tiếp. TS Tiến tâm sự: "Nhận học bổng 22.000 đồng/tháng, và với tôi con đường học vấn mới thay đổi được cuộc đời mình. Nhìn các em, tôi thấy hình ảnh ngày xưa của tôi gian khổ khó khăn như các em, tôi thấy học bổng này là cơ hội cho các em thực hiện được ước mơ của mình".

Rồi Văn Bá Trọng (SV Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM) từng được nhận học bổng năm 2006 cũng chính là nguồn động viên mới. Khi mới 3 tuổi Trọng đã mồ côi mẹ, ngày thi tuyển sinh ĐH môn cuối cũng là lúc Trọng nhận được tin ba qua đời. "Nếu không có học bổng có thể khoảng cách vào ĐH của em ngày càng xa, vì khi đậu cũng là lúc em mừng mà buồn vì không biết lấy tiền đâu để nhập học" - Trọng tâm sự. Sau này khi được một mạnh thường quân tặng học bổng cho bốn năm còn lại, Trọng từ chối vì đã xoay xở và lo được cho việc học của mình: "Em nghĩ rằng bằng tinh thần và nghị lực của mình, em sẽ tự lo được cho cuộc sống, và có nhiều bạn cần học bổng hơn nên em nhường lại cho các bạn".

Các bạn SV nhận học bổng cùng hòa nhịp bài hát Gửi hoa đến trường do nhạc sĩ Trần Quế Sơn viết tặng riêng chương trình

* Đến tham dự buổi lễ có bà Nguyễn Thị Thu Hà - phó chủ tịch UBND TP.HCM, ông Phan Xuân Biên - trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy, ông Đỗ Quốc Anh - vụ trưởng giám đốc văn phòng đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, ông Phan Thanh Bình - giám đốc ĐHQG TP.HCM, cùng đông đảo các nhà tài trợ, các câu lạc bộ tiếp sức đến trường các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi...

Qua năm năm tổ chức chương trình (2003-2007), bạn đọc đã góp gần 5 tỉ đồng để giúp hơn 1.500 bạn trẻ thực hiện được ước mơ đến với giảng đường đại học. Riêng năm 2007, đông đảo bạn đọc, các nhà hảo tâm, Câu lạc bộ Doanh nghiệp Quảng Trị, câu lạc bộ Tiếp sức đến trường của các doanh nghiệp Quảng Nam, các thân hữu Quảng Ngãi (thông qua Hội đồng hương Quảng Ngãi và báo Giáo Dục TP.HCM), khách sạn Duxton... đã đóng góp hơn 2,8 tỉ đồng để tiếp sức cho trên 750 bạn vào trường đại học.

 

* Nối lại ước mơ

Nguyễn Vĩ Phụng quê Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc), học quản trị kinh doanh Trường cao đẳng Kinh tế TP.HCM. Năm 2006 Phụng đậu ĐH nhưng những đồng lương làm thợ hồ của ba không đủ cho em nhập trường, em đành gác lại giấc mơ đại học, đi làm thêm ở Bình Dương để kiếm tiền ôn thi và nuôi giấc mơ đến giảng đường.

Năm 2007 đậu một lúc ba trường: ĐH Hùng Vương, ĐH Mở TP.HCM và CĐ Kinh tế TP.HCM nhưng Phụng quyết định học CĐ Kinh tế ngành quản trị kinh doanh vì học phí ít nhất và nhanh ra trường. Ngày trước gia đình Phụng cũng có của ăn của để nhưng mẹ bị bệnh bại não nên bao nhiêu tiền đổ vào bệnh viện, cha bán hết tài sản về sống trong gian nhà nhỏ hơn, ngày ngày đi làm thợ hồ nuôi năm anh em cũng không cứu được mẹ. Mẹ mất, tài sản tiêu tán, ba anh chị đầu lập gia đình nhưng cũng khó khăn, không giúp được gì nhiều.

Năm 2006 do không biết chương trình "Tiếp sức đến trường" của báo Tuổi Trẻ nên Phụng đành bỏ lỡ một năm. Năm nay đọc báo biết được chương trình nên em viết đơn và được nhận học bổng.

* Niềm vui của cha và con

Khuôn mặt còn rất trẻ con của Lê Trần Tiến, sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, là một trong những tâm điểm chú ý của nhiều người. Để có mặt tại buổi lễ trao học bổng này, từ chiều Tiến và cha đã cho heo ăn thật sớm để đi cho kịp giờ. Từ 16 giờ, hai cha con đã cút kít trên chiếc xe đạp  vượt hơn 20km để đi nhận học bổng.

Ngồi cùng con trong nhà hát, ông Lê Xuân Đạt (cha Tiến) tâm sự: "Mấy đêm nay có đêm nào tui ngủ trọn vẹn đâu. Nghe nó nói sắp nhận học bổng của báo Tuổi Trẻ, dù chưa biết là bao nhiêu nhưng tôi mừng và hạnh phúc lắm. Từ hồi trưa, tui với nó cho heo ăn thật sớm rồi đi chứ sợ trễ". Còn Tiến thì chia sẻ: "Từ lúc nghe tin được nhận học bổng có đêm nào em ngủ được đâu, em mong cho sớm tới ngày để được nhận. Nhận học bổng này em sẽ đóng học phí vì đến giờ ba mẹ em vẫn chưa có tiền để em đóng học phí”..

Theo TTO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2007/11/5469/vung tin1.bmp 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5393 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5393 Hè tình nguyện Tình nguyện làm thầy giáo cho con em bệnh nhân phong <p align="justify">Cứ đều đặn mỗi tuần 4 buổi, vượt cả chục cây số vào Quy Hòa để dạy tin học miễn phí cho con em bệnh nhân phong. Người tình nguyện làm công việc này là anh Đỗ Văn Đủ, 30 tuổi, ở phường Đống Đa (TP Quy Nhơn).</p> Wed, 31 Oct 2007 10:08:45 +0700 Tình nguyện làm thầy giáo cho co

Tình nguyện làm thầy giáo cho con em bệnh nhân phong

 

Cứ đều đặn mỗi tuần 4 buổi, vượt cả chục cây số vào Quy Hòa để dạy tin học miễn phí cho con em bệnh nhân phong. Người tình nguyện làm công việc này là anh Đỗ Văn Đủ, 30 tuổi, ở phường Đống Đa (TP Quy Nhơn).

 

Thầy Đủ đang dạy tin học cho con em bệnh nhân phong. 

 

Mọi việc bắt đầu từ năm 2006, một số cá nhân, đơn vị tài trợ cho Hội đồng bệnh nhân phong (Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa) 15 bộ máy vi tính, mục đích chính là để cho con em bệnh nhân phong được tiếp cận với tin học. Khi đã có máy rồi thì việc tìm giáo viên để dạy cho các em là một điều nan giải. Hội đồng bệnh nhân phong đã chạy đôn chạy đáo nhưng vẫn không tìm ra.

 

Trước tình cảnh đó, hai anh Hồ Như Oai và Đỗ Văn Đủ đang công tác tại Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa tình nguyện đến dạy cho các em. Cứ mỗi tối chia làm 2 ca để dạy, anh Oai chịu trách nhiệm dạy từ 16 giờ 30 phút đến 19 giờ, còn anh Đủ dạy từ 19 giờ đến 21 giờ. Vậy mà lớp tin học của các anh đã mở được 4 khóa, với 150 em học sinh cấp 2, cấp 3 là con em bệnh nhân phong theo học.

 

Gắn bó với lớp học được một thời gian, do bận nhiều công việc, anh Oai đã xin nghỉ dạy, một mình anh Đủ bám lớp cho đến nay. Cũng trong thời gian này, vợ anh Đủ sinh đứa con thứ 2, anh định xin nghỉ dạy. Nhưng nghĩ lại nếu mình nghỉ thì lớp học phải đóng cửa. Thế là anh phải thu xếp việc gia đình và đến lớp. Anh Đủ tâm sự: “Do có thời gian sống và làm việc với con em bệnh nhân phong nên tôi hiểu được sự mất mát, thiệt thòi của các em. Chính vì lẽ đó mà tôi dành chút thời gian, công sức giúp các em tiếp cận với tin học, chỉ mong sao các em có đầy đủ kiến thức để hòa nhập với cộng đồng”.

 

Em Nguyễn Thảo Nguyên, học sinh lớp 6A3, Trường THCS Quang Trung, đang theo học lớp tin học thầy Đủ, vui mừng cho biết: “Nhờ sự chỉ dạy tận tình của thầy Đủ mà chỉ hơn 1 tuần em đã biết cách sử dụng máy vi tính, biết đánh văn bản. Em cũng như các bạn ở đây vui lắm, sẽ cố gắng học thật giỏi để đền đáp công lao mà thầy Đủ dành cho chúng em”.

 

Một điều đặc biệt của lớp tin học thầy Đủ, ngoài các em học sinh còn có một vài phụ huynh đến xin học. Anh Nguyễn Quang Diệu đã bước sang tuổi 40 nhưng anh vẫn miệt mài đến lớp học. Cứ chiều đến, anh Diệu cùng con trai Nguyễn Ngọc Thiện, học sinh lớp 6 Trường THCS Quang Trung, dắt tay nhau đến lớp. Anh Diệu cho hay: “Bây giờ thời đại công nghệ thông tin, mình phải học cho biết, vả lại đây là lớp học miễn phí mà. Nhờ hai cha con cùng học chung trên một máy, nên có những cái mình chưa biết là con mình chỉ và ngược lại, còn cái nào không biết nữa đã có thầy Đủ”.

 

Cha con anh Diệu cùng đến lớp. 

 

Theo nhận xét của các phụ huynh ở làng phong, đây là lớp học tình nguyện nhưng tinh thần và trách nhiệm của thầy Đủ đối với lớp học rất cao. Hôm nào thầy bận việc đột xuất là gọi điện báo trước và hôm sau lại dạy bù lại cho các em, có nhiều buổi thầy Đủ say sưa dạy, quên cả giờ về.

 

Ông Trần Công Nghĩa, Trưởng ban đời sống và tiếp nhận quà từ thiện của Hội đồng bệnh nhân phong, cho biết: “Ngoài thầy Đủ ra thì trước đây cũng có một số sinh viên ở Trường ĐH Quy Nhơn tình nguyện vào dạy môn Văn, Toán và Anh văn cho các em. Các lớp học duy trì được một thời gian, do đường sá cách trở nên các em cũng xin nghỉ dạy. Ở làng phong này hầu hết các em thuộc gia đình khó khăn, đường sá cách trở nên có muốn đi học thêm bên ngoài cũng rất khó”.

 

Giờ đây, các phụ huynh và học sinh ở làng phong Quy Hòa đang mong lắm những thầy cô giáo tình nguyện đến dạy cho các em môn Toán và Anh văn, giúp các em vươn lên trong học tập.

 

Theo Báo Bình Định

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2007/10/5393/tinh nguyen lam thay giao1.bmp 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5317 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5317 Hè tình nguyện 27 học viên được dạy nghề miễn phí <p align="justify">Ngày 12-10, Trung tâm Dạy nghề quận 11 - TPHCM khai giảng lớp đào tạo nghề dành cho học viên diện xóa đói giảm nghèo.</p> Wed, 17 Oct 2007 16:49:07 +0700 27 học viên được dạy nghề miễn p

27 học viên được dạy nghề miễn phí

Học viên diện xóa đói giảm nghèo học sửa xe gắn máy tại TTDN Q.11 – TPHCM

Ngày 12-10, Trung tâm Dạy nghề quận 11 - TPHCM khai giảng lớp đào tạo nghề dành cho học viên diện xóa đói giảm nghèo. 27 học viên thuộc 13 phường của quận 11 được bố trí học nghề miễn phí ở khóa này với các nghề cắt uốn tóc, trang điểm, may công nghiệp, may thời trang, điện tử, điện lạnh, sửa chữa xe gắn máy, sửa điện thoại di động...

Chi phí học nghề do Quỹ Vì người nghèo của quận hỗ trợ 50% và 50% của Trung tâm Dạy nghề quận 11.

Sau thời gian học nghề từ 6 tháng đến 1 năm, số học viên này còn được trung tâm hỗ trợ giới thiệu việc làm.

Theo NLĐO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2007/10/5317/27 hoc vien1.JPG 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5249 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5249 Hè tình nguyện Cán bộ Đoàn - Hội suy nghĩ, hành động như thế nào? <p align="justify">Thách thức với chúng tôi hiện nay là đội ngũ cán bộ Đoàn. Đội ngũ này phải năng động, dám nghĩ dám làm, đổi mới tư duy, từ đó mới có những phương thức tập hợp tốt. Tập hợp bạn trẻ trên mạng, chúng ta không bỏ mặt trận này. Ngay bản thân cán bộ Đoàn phải được trang bị kỹ năng kiến thức công nghệ thông tin.</p> Mon, 08 Oct 2007 08:34:13 +0700 Tập hợp thanh niên

Tập hợp thanh niên: thời mới cách mới: (Bài 3)

Cán bộ Đoàn - Hội suy nghĩ, hành động như thế nào?

* Anh Tất Thành Cang (Bí thư Thành Đoàn TP.HCM)

"Thách thức với tổ chức Đoàn là đội ngũ cán bộ Đoàn"

 Anh Tất Thành Cang

Thách thức với chúng tôi hiện nay là đội ngũ cán bộ Đoàn. Đội ngũ này phải năng động, dám nghĩ dám làm, đổi mới tư duy, từ đó mới có những phương thức tập hợp tốt. Tập hợp bạn trẻ trên mạng, chúng ta không bỏ mặt trận này. Ngay bản thân cán bộ Đoàn phải được trang bị kỹ năng kiến thức công nghệ thông tin.

Bài 1: Bắt mạch nhu cầu mới
Bài 2: Cộng đồng ảo - hoạt động thật

Cán bộ Đoàn phường xã có kỹ năng vào mạng để trao đổi, tham gia diễn đàn không cao, nhưng con số này nhiều ở khối trường học, công nhân lao động. Phải nói rằng chúng ta chưa đầu tư cán bộ làm công việc này.

Tập hợp thanh niên là vấn đề trọng tâm của Đoàn và hết sức tự thân. Phương pháp phải uyển chuyển phù hợp với điều kiện hiện nay, với điều kiện học tập, làm việc của bạn trẻ. Trong vấn đề tập hợp thanh niên, Đoàn phải suy nghĩ và định hướng cũng như có những điều kiện tổ chức trên cơ sở bốn yêu cầu: phương pháp tổ chức đa dạng, phù hợp từng đối tượng, nội dung hoạt động xuất phát từ nhu cầu tự thân của bạn trẻ, điều kiện hoạt động do chính các bạn chứ Đoàn không "bao cấp". Như CLB Quốc tế thanh niên, rất nhiều phụ huynh muốn đưa con em họ tham gia nhưng phải thi tuyển, vào rồi phải rèn luyện và tự bỏ tiền hoặc gây quĩ tổ chức hoạt động... mà vẫn thu hút nhiều bạn trẻ.

Hiện nay, chúng ta có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trước đây, các mô hình, loại hình: sở thích, ngành nghề, năng khiếu. Dựa vào ba nhóm ấy chúng ta triển khai các mô hình tập hợp thanh niên.

* Anh Bùi Tá Hoàng Vũ (Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên VN, TP.HCM):

"Tập hợp thanh niên hôm nay đòi hỏi những cách mới"

Anh Bùi Tá Hoàng Vũ

Trong thời đại hiện nay, khi thanh niên có nhiều lựa chọn hơn trong việc tìm kiếm cho mình những hoạt động, thì riêng bản thân tôi cũng thấy mình có nhiều thách thức. Hội Liên hiệp thanh niên thời gian qua cũng nhận thức việc tập hợp thanh niên hôm nay đòi hỏi những cách mới. Các câu lạc bộ, đội nhóm chuyên biệt cũng là một cách làm.

Như trước đây mình có đội công tác xã hội chưa đáp ứng được một cách chuyên sâu những nhu cầu thì dần dần hình thành những nhóm riêng, "chẻ nhỏ” để tập hợp. "Những ước mơ xanh" là một ví dụ. Rồi những hình thức khác như cà phê khởi nghiệp, câu lạc bộ những giám đốc kinh doanh…

Song những cách đó cũng chưa đáp ứng yêu cầu của đông đảo thanh niên, khi số lượng thành viên hiện nay của hội mới dừng ở 300.000. Dựa vào thế mạnh của công nghệ thông tin để hiệu triệu thật ra mình cũng đã làm, như thông qua mạng đã mời gọi bạn trẻ tham gia cùng với hội, có ngày 1.000 người hiến máu, tạo nên kỷ lục. Song cách làm này chưa rộng, chưa nhiều, chưa dài hơi. Trang web của hội cũng chỉ mới chạy thử nghiệm. Sắp tới hội sẽ triển khai dự án thông tin điện tử nhằm cung cấp thông tin cho thanh niên, qua đó khai thác, chia sẻ nhu cầu của các bạn.

* Anh Nguyễn Hoàng Nguyên (Bí thư Quận Đoàn 3, TP.HCM):

"Cán bộ Đoàn phải hòa mình vào thế giới mạng"

Anh Nguyễn Hoàng Nguyên

Tại sao thế giới ảo trên mạng tập hợp lượng thanh niên không nhỏ đủ thành phần kể cả trí thức, lao động tự do... mà đa số là người trẻ? Theo tôi, nhu cầu tự khẳng định mình của họ đã được đáp ứng trên mạng. Nếu anh là người bình thường khi ra đường chưa chắc có thể là thủ lĩnh, nhưng trên mạng anh là người chơi game giỏi thì có thể thu hút được nhiều người. Muốn tập hợp bạn trẻ trên mạng, cán bộ Đoàn phải sống và hòa mình vào đời sống đó. Chúng tôi đang tổ chức cuộc thi thiết kế blog Nhớ ơn thầy cô, sau đó sẽ giới thiệu lên mạng những blog hay vào dịp 20-11 tới.

Vừa rồi chúng tôi cũng có tổ chức tọa đàm về chơi game online. Từ năm 2006, hơn chục cán bộ Đoàn của quận lập thành nhóm vào vai teen lên mạng cùng tham gia diễn đàn, blog của các bạn học sinh.

Hiện nay việc tập hợp thanh niên lao động tự do là vấn đề đau đầu? Mình phải tập hợp các bạn theo cách không cần biết anh ở đâu, cư ngụ quận 3 hay quận khác, quan trọng là anh chịu sinh hoạt tổ chức. Mới đây Câu lạc bộ Những cây kéo tình nguyện quận 3 ra đời thu hút hơn 20 chủ tiệm hớt tóc đến từ các quận. Các bạn đã có hơn chục lần đi vùng sâu vùng xa cắt tóc miễn phí, tặng quà và tư vấn nghề cho bạn trẻ.

Theo TTO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2007/10/5249/can bo doan hoi3.bmp 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5248 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5248 Hè tình nguyện Cộng đồng ảo - hoạt động thật <p align="justify">Những năm gần đây tại VN người ta bắt đầu thấy xuất hiện rầm rộ sự "giao du" của giới trẻ trên mạng Internet, phát triển thành những nhóm cộng đồng, từ đó bước ra cuộc sống thật, làm thật nhiều những việc có giá trị thật.</p> Mon, 08 Oct 2007 08:24:51 +0700 Tập hợp thanh niên

Tập hợp thanh niên: thời mới cách mới

Cộng đồng ảo - hoạt động thật

Tổ chức đón trung thu cho trẻ em ở Đắc Lắc - một hoạt động của nhóm bạn trẻ gặp nhau trên mạng

Những năm gần đây tại VN người ta bắt đầu thấy xuất hiện rầm rộ sự "giao du" của giới trẻ trên mạng Internet, phát triển thành những nhóm cộng đồng, từ đó bước ra cuộc sống thật, làm thật nhiều những việc có giá trị thật.

Người ta gọi đó là "cộng đồng ảo", nhưng thật ra những điều mà hàng triệu người trẻ này chia sẻ không hề ảo. Đó là những câu chuyện về số phận không may, những câu chuyện tình người, những hình ảnh kém may mắn trên khắp đất nước mà hàng ngàn người dang tay chia sẻ.

Từ online đến offline

Đến nay, mạng Trí tuệ Việt Nam online vẫn là nơi thu hút hàng triệu thành viên, đông đảo nhất là người trẻ. Rồi hàng loạt diễn đàn trên mạng: web nói chuyện tin học (diendantinhoc), điện ảnh (movieboom), cơ điện lạnh (hvacr), marketing (openshare), hàng trăm diễn đàn, trang web hoạt động xã hội... là những vấn đề thời sự nóng bỏng được bình luận. Những ý tưởng mới phát kiến. Những chương trình, dự án mở ra.

Như "Nụ cười đêm trăng 2007" của nhóm Những Người Bạn trên saigonvechai.com đã mang nụ cười rạng ngời cho 500 trẻ mồ côi, khuyết tật diễn ra ở Đầm Sen… Nhóm này còn xắn tay cùng nhiều nhóm khác: Đoàn thanh niên Trường Saigon Tech, diễn đàn Hoa thủy tinh, nhóm thiện nguyện Diêu Bông, câu lạc bộ môtô, Saigon CD, Honda67, Vespa... làm chương trình ca nhạc mà ca sĩ và ban nhạc là những nhóm công tác xã hội. Toàn bộ số tiền thu được mua quần áo và quà năm học mới cho trẻ khó khăn.

Thành đoàn TP.HCM từng thu hút thanh niên bằng những buổi nói chuyện tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM. Trong khi đó, một website chuyên về điện ảnh có tên là "movieboom.com" được thành lập hơn năm năm qua đến nay là "xã hội ảo" về điện ảnh. Hàng ngàn thành viên trí thức trẻ yêu thích điện ảnh đã xem đây là mái nhà chung để chia sẻ cuộc sống thông qua đam mê điện ảnh. Họ còn offline, sống như anh em bằng cách mở chuỗi quán cà phê "Ya!" và tham gia viết sách trong tủ sách điện ảnh của đạo diễn Việt Linh.

Cùng một con đường

Lang thang blog, gặp nhau và lập nhóm. Chi hội từ thiện Minh Tâm (thuộc Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM) ban đầu chỉ khoảng chục thành viên, đến nay có hoạt động đã qui tụ hàng trăm người.

Anh Đỗ Quang Thuần - trưởng nhóm - cho biết: "Dần dần hoạt động nhóm đi vào chuyên nghiệp, chia thành từng nhóm nhỏ hơn để chuyên sâu". Đủ mọi lứa tuổi, đủ ngành nghề mà điểm chung duy nhất là tấm lòng dành cho những cảnh đời bất hạnh. Những chuyến công tác xã hội xa, khi thì khám bệnh cho người dân nghèo tại một huyện miền núi Tây nguyên, lúc lại lo đêm trung thu cho trẻ nghèo, hay chiếc chăn ấm cho bà con khi mùa đông về...

Vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ mới đây khi thông tin, hình ảnh được đưa lên blog, các thành viên và không ít mạnh thường quân của chi hội đã vận động được trên 40 triệu đồng trong vòng chưa đầy hai ngày. 

Câu hỏi đặt ra: vì sao thế giới mạng hấp dẫn được những con người dù bận trăm công nghìn việc ngoài cuộc sống vẫn online trên mạng và offline ngoài đời?

Nguyễn Hoàng Cúc, 25 tuổi, nhân viên một công ty nước ngoài, thành viên của "hoathuytinh forum", lý giải: "Tôi tham gia vì thấy các chương trình mà nhóm đưa ra rất hứng thú. Trẻ ai mà chả muốn có nhiều bạn bè, lại cùng làm chung những việc có ý nghĩa thì còn gì bằng".

Anh Dũng Trần, người cựu cán bộ Đoàn của Sở Địa chính nhà đất TP.HCM, chủ nhiệm nhóm "Những Người Bạn", nói: "Xây dựng, tập hợp thanh niên, đặc biệt thanh niên nhiều thành phần là khơi đúng điều họ đang cần, giao việc cho mỗi người để họ cùng tham gia, góp sức, bởi người trẻ luôn muốn thể hiện, chứng tỏ năng lực của mình. Và quan trọng là không rập khuôn mà phải thay đổi, sáng tạo liên tục cách làm".

Đây là nhóm tích hợp năm, bảy nhóm khác cũng trên mạng với ý nghĩa người góp công sức, người góp tài chính làm nên những chương trình có ý nghĩa trong công tác từ thiện xã hội. Từ 20 thành viên cách nay ba năm, nay nhóm đã có trên 700 người từ doanh nhân, sinh viên đến giảng viên...

Mới đây nhất, khi thảm họa nhịp dẫn cầu Cần Thơ nổ ra, sau những bàng hoàng ở khắp cộng đồng mạng, thì những chương trình hành động bắt đầu xuất hiện. "Vì bạn có bàn tay ấm", lời mở màn trên một blog kéo theo một dự án. Blog Tèo, Đức đen thui, Vine gặp nhau và nhanh chóng đưa ra một trang web nhằm lưu lại toàn bộ thông tin về thảm họa cầu Cần Thơ.

"Bung" - nick của một trong những người chủ trì, hiện là một nhà báo - cho hay gần như ngay lập tức anh nhận được sự ủng hộ của những thành viên khác. Chương trình đêm tưởng niệm, quyên góp và chia sẻ đến thân nhân những nạn nhân vụ cầu Cần Thơ thì phân nửa người đến là những blogger.

Công nghệ có khả năng làm thay đổi các cách thức sống. Do đó, nó làm thay đổi các phương thức tập hợp thanh niên. Nếu các tổ chức Đoàn, Hội không theo những cách tiếp cận mới - những "phân khúc mới - thì sẽ trả khả năng tập hợp về cho thanh niên giỏi công nghệ và có tầm nhìn mới hơn.

Theo TTO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2007/10/5248/cong dong ao1.bmp 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5238 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5238 Hè tình nguyện Tập hợp thanh niên: thời mới cách mới <p align="justify">CLB Quốc tế thanh niên (IYC) thuộc Thành đoàn TP.HCM có hơn 800 thành viên đã chứng tỏ sức hấp dẫn thanh niên. Và còn không ít mô hình khác thuộc các chi đoàn, quận đoàn đã "bắt" đúng nhu cầu của bạn trẻ...</p> Fri, 05 Oct 2007 08:13:44 +0700 Tập hợp thanh niên

Tập hợp thanh niên: thời mới cách mới

Có những diễn đàn lên đến hàng trăm ngàn thành viên, những liên minh blog cả ngàn người... "Cộng đồng mạng" là những mô hình tập hợp thanh niên thật sự, bởi khi off-line họ trở thành những nhóm thiện nguyện, bàn dự án, làm ăn...với những thủ lĩnh đáng nể.
Công nghệ Internet đã tạo điều kiện cho những cách thức tập hợp thanh niên như thế.

Bài 1: Bắt mạch nhu cầu mới

CLB Sao Bắc Đẩu thuộc Hội LHTN TP.HCM - nơi rèn luyện kỹ năng cho bạn trẻ

CLB Quốc tế thanh niên (IYC) thuộc Thành đoàn TP.HCM có hơn 800 thành viên đã chứng tỏ sức hấp dẫn thanh niên. Và còn không ít mô hình khác thuộc các chi đoàn, quận đoàn đã "bắt" đúng nhu cầu của bạn trẻ...

Từ nhu cầu "luyện" bản thân

"Nói chuyện không nhìn vào mắt người đối diện", "giao tiếp với người khác phái nhưng đứng quá gần", "để âm thanh điện thoại quá lớn"…hàng loạt những điều không thích trong giao tiếp được từng nhóm bạn chụm đầu thảo luận. Dù chỉ là hoạt động do một đội trong CLB IYC tổ chức, lại không miễn phí nhưng buổi trao đổi kỹ năng giao tiếp đã hút hơn 100 bạn trẻ tham gia. "Trước khi tổ chức chương trình, nhóm tụi mình thảo luận trước, ai có khả năng thì làm trưởng nhóm tổ chức thiết kế chương trình, tìm khách mời trao đổi, tiếp thị qua mạng và các trường ĐH. Bán vé 15.000đ/người để thuê hội trường, bánh nước cho các bạn" - Diệu Anh cho biết.

Mới đây, nhờ sự hỗ trợ của nhóm tình nguyện vì cộng đồng của CLB IYC mà các bạn sinh viên Trường Ngee Ann Polytechnic (Singapore) đã đến VN để thực hiện đợt tình nguyện tại mái ấm Thiên Phước (cơ sở tại Q.12, TP.HCM). Bạn Dương Thanh Đăng, du học sinh VN tại trường, khi được phân công tìm nơi để cả đoàn đi tình nguyện đã "sực nhớ đến CLB Quốc tế thanh niên". Trong hai tuần làm việc tại mái ấm, một số bạn trong CLB IYC cũng tham gia cùng các bạn Singapore. Đây là cơ hội để bạn trẻ hai nước giao lưu, tìm hiểu về đất nước, con người của nhau.

"CLB là nơi kết tập những bạn yêu thích môi trường giao lưu quốc tế. Trong nhiệm kỳ (2007-2009) CLB sẽ tiếp tục củng cố ban điều hành, làm sao xây dựng một hình ảnh tích cực của bạn trẻ hiện đại trong xu hướng hội nhập toàn cầu. Trao quyền chủ động cho các nhóm và cá nhân sẽ giúp các bạn trưởng thành hơn" - bạn Trần Duy Công, chủ nhiệm CLB, cho biết. Tất cả những nhu cầu ấy đã được Thành đoàn TP.HCM "bắt" đúng mạch để ra đời những CLB như IYC, những trại hè tiếng Anh thu hút hàng trăm bạn trẻ, hay những đêm gala nhạc thu hút từ 4.000 bạn trẻ trở lên.

Cùng với mong muốn trang bị kỹ năng cho bạn trẻ, CLB Sao Bắc Đẩu thuộc Hội LHTN TP cũng ra đời được hơn hai tháng, đến nay đã có hơn 100 hội viên. Sáng chủ nhật hằng tuần, công viên 30-4 lại có hàng trăm bạn trẻ mặc đồng phục, đội nón bê-rê màu đen cùng sinh hoạt tập thể. Dưới tháp cờ được kết từ những cây tre, hai bạn đang ôm đàn ghita và mọi người say sưa tập hát hành khúc của CLB. Khúc hát vang lên hòa chung nhịp vỗ tay thu hút nhiều người xung quanh và cả du khách đến xem.

"Yêu nước - dũng cảm - hào hiệp - cao thượng" là phương châm mỗi hội viên của CLB rèn luyện và phấn đấu. Thông qua các chương trình, hội viên sẽ rèn luyện để phấn đấu đạt bậc "Hoa hướng dương". Bạn Trần Nguyễn Việt Phương, "chòm sao Thiên Nga", thổ lộ: "Sinh hoạt tập thể giúp mình bớt nhút nhát hơn trước, tự tin đứng trước nhiều người để trình bày ý kiến". Hay chị Hồng, phụ huynh của bé Bảo Châu (học sinh lớp 3), cho biết: "Tôi đưa cháu đến tham gia CLB mong cháu có thêm những kỹ năng khác trong cuộc sống chứ không chỉ chúi đầu vào học".

Đến những nhóm vì cộng đồng

Phan Kiều Thanh Hương, cô bí thư Đoàn phường, cũng không ngờ ý tưởng đưa cơm cho những cụ già neo đơn trong phường lại nhận được hưởng ứng của nhiều bạn trẻ như thế. Việc làm nghĩa tình ấy đã tìm được những con tim đồng điệu. Ban đầu chỉ là vài bạn xung phong, sau đó con số tình nguyện nhận đưa cơm cho các cụ tại phường 11, Q.8 (TP.HCM) cứ tăng lên đều đều. Người vô trước rỉ tai người theo sau, ai cũng yêu thích công việc của mình chỉ sau một thời gian ngắn tham gia. Từ vài ba bạn ban đầu đã tăng lên thành một nhóm lớn. Có những thành viên một thời "từng là những tay anh chị trong phường" giờ cũng xí phần đưa cơm cho các cụ mỗi ngày.

Mà không chỉ "lôi kéo" được nhiều "tay anh chị” khỏi danh sách thành phần hư hỏng cần được quan tâm trước đây, công việc ấy đã dần đưa các bạn lại gần nhau hơn, đi cùng nhau trong nhiều hoạt động hơn. Buổi sinh hoạt Đoàn đông thêm, các chủ nhật xanh thêm nhiều cái xắn tay áo cùng làm.

Cũng vậy, từ ngày có thêm khoản làm rẫy trồng đậu mà số đoàn viên tham gia sinh hoạt tại chi đoàn ấp Sa Nhỏ, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi (TP.HCM) lại tăng lên. Những buổi làm cỏ, tưới đậu luôn nô nức tiếng cười. Cả một sân banh rộng lớn của ấp trải dài một màu xanh mướt khi thì đậu xanh, lúc lại đậu phụng. Cô bí thư chi đoàn Hồng Gấm không giấu vẻ tự hào: "Không chỉ có thêm kinh phí hoạt động mà sự gắn bó của các bạn trong chi đoàn thêm khăng khít hơn, nhất là mỗi người một tay cùng chăm lo chờ từng ngày đến lúc thu hoạch".

Những buổi sinh hoạt giờ đây không chỉ là những nghị quyết, chương trình hành động hay chỉ thị không phải ai cũng thích, mà đã được bổ sung những kinh nghiệm từ chính đoàn viên nông dân thứ thiệt làm sao để chăm sóc đậu tốt hơn, cho năng suất cao hơn.

Theo TTO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2007/10/5238/tap hop tn1.bmp 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5226 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5226 Hè tình nguyện Trao 50 suất học bổng Trần Bạch Đằng <p align="justify">Sáng ngày 2-10 Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM đã trao 50 suất học bổng Trần Bạch Đằng (2 triệu đồng/suất) cho SV trường ĐH KHXH&NV, ĐH Bách khoa và ĐH Sư phạm TP.HCM (ảnh).</p> Wed, 03 Oct 2007 09:44:54 +0700 Trao 50 suất học bổng Trần Bạch

Trao 50 suất học bổng Trần Bạch Đằng

Sáng ngày 2-10 Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM đã trao 50 suất học bổng Trần Bạch Đằng (2 triệu đồng/suất) cho SV trường ĐH KHXH&NV, ĐH Bách khoa và ĐH Sư phạm TP.HCM (ảnh).

Đó là những SV thuộc diện gia đình chính sách, cựu chiến binh, thương binh liệt sĩ, vượt khó học giỏi.

Số tiền học bổng 100 triệu đồng được trao lần này do gia đình nhà cách mạng lão thành Trần Bạch Đằng ủng hộ theo nguyện vọng của ông lúc sinh thời. Sau lễ trao tặng, các báo đài đã gợi ý mở rộng và phát động quỹ học bổng Trần Bạch Đằng. Hưởng ứng lời kêu gọi, bà Quách Thu Nguyệt (Giám đốc NXB Trẻ) gợi ý: “Nhân ngày giỗ đầu của chú Tư Ánh (chú Trần Bạch Đằng) nếu được gia đình cho phép thì NXB Trẻ sẽ tái bản toàn bộ những công trình của chú để gây quỹ cho học bổng. Trước mắt NXB Trẻ xin góp 10 triệu đồng cho quỹ”. Ông Lê Hoàng (Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ) cũng cho biết Tuổi Trẻ sẽ góp 1/3 quỹ học bổng Trần Bạch Đằng trong lần trao học bổng đến. 

Về phía Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM, ông Nguyễn Thanh Hải (Phó chủ tịch thường trực hội) cho biết: “Chúng tôi nhất trí cao và xin đứng ra hợp tác với tất cả các báo gây quỹ học bổng Trần Bạch Đằng để quỹ này được nối dài ra nhằm hỗ trợ cho các SV học giỏi”.

Theo TTO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2007/10/5226/trao 50 suat hoc bong1.bmp 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5190 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5190 Hè tình nguyện Trung thu với trẻ em nghèo <p align="justify">Tối ngày 23/9, gần 300 em thiếu nhi thuộc các xã nghèo (xã Nhuận Đức, An Phú, An Nhơn Tây, Phạm Văn Cội, Phú Mỹ Hưng, An Phú) của huyện Củ Chi tập trung về UBND xã An Phú tham dự chương trình “Đêm hội trăng rằm” do Trung tâm công tác xã hội Thành đoàn TP.HCM, Huyện Đoànn, phối hợp với công ty JC Hàn Quốc tổ chức.</p> Wed, 26 Sep 2007 14:12:53 +0700 Trung thu với trẻ em nghèo

Trung thu với trẻ em nghèo

Tối ngày 23/9, gần 300 em thiếu nhi thuộc các xã nghèo (xã Nhuận Đức, An Phú, An Nhơn Tây, Phạm Văn Cội, Phú Mỹ Hưng, An Phú) của huyện Củ Chi tập trung về UBND xã An Phú tham dự chương trình “Đêm hội trăng rằm” do Trung tâm công tác xã hội Thành đoàn TP.HCM, Huyện Đoànn,  phối hợp với công ty JC Hàn Quốc tổ chức.

Đến với đêm hội, các em thi tài làm lồng đèn, được xem múa lân, được vui cùng chú Cuội chị Hằng qua các giai thoại về đêm trung thu. Dịp này, Trung tâm công tác xã hội Thành đoàn TP.HCM tặng 900 phần quà cho các em thiếu nhi nghèo vui đón trung thu.

Các em thiếu nhi quận 8 vui mừng với quà trung thu tại "Đêm hội trăng rằm" diễn ra tối 25-9 tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM. 

* Tối 25-9, tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM, Trung tâm công tác xã hội Thành đoàn TP.HCM phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phần kỹ thương VN đã tổ chức chương trình vui Tết Trung thu "Đêm hội trăng rằm" cho hơn 2.000 thiếu nhi thuộc 24 quận, huyện, mái ấm, nhà mở trên địa bàn TP.

Từ lúc 15g, các em thiếu nhi đã tham gia các gian hàng ẩm thực, các phố trò chơi dân gian như nhún đu, kéo co, ném cầu... Đến 18g, các em xem chương trình ca nhạc đặc sắc và được ban tổ chức tặng quà trung thu gồm bánh và lồng đèn.

HOÀI PHƯƠNG - TTO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2007/9/5190/trung thu voi tre em ngheo1.bmp 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5165 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5165 Hè tình nguyện Thư của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu: Chúc các cháu nhiều niềm vui và luôn tiến bộ <p align="justify">Các cháu thiếu niên, nhi đồng yêu quí!<br><br>Nhân dịp Tết Trung thu, bác thân ái chúc các cháu thiếu niên, nhi đồng trong cả nước, các cháu VN ở nước ngoài và các cháu nước ngoài đang ở VN đón Tết Trung thu thật vui vẻ, đoàn kết và bổ ích.</p> Fri, 21 Sep 2007 11:46:38 +0700 Thư của Chủ tịch nước Nguyễn Min

Thư của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu:

Chúc các cháu nhiều niềm vui và luôn tiến bộ

Rước đèn trong lễ hội trung thu tại Bình Thuận năm 2006

Ngày 20-9, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có thư gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng:

"Các cháu thiếu niên, nhi đồng yêu quí!

Nhân dịp Tết Trung thu, bác thân ái chúc các cháu thiếu niên, nhi đồng trong cả nước, các cháu VN ở nước ngoài và các cháu nước ngoài đang ở VN đón Tết Trung thu thật vui vẻ, đoàn kết và bổ ích.

Bác rất vui vì trong năm học qua đã có nhiều cháu tích cực học tập, rèn luyện, nhiều cháu đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế. Tuy tuổi còn nhỏ, nhưng các cháu đã góp phần làm rạng danh dân tộc VN, làm cho ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo vui lòng và bạn bè yêu mến.

Năm học mới đã đến, bác mong các cháu hãy tích cực học tập, rèn luyện hơn nữa, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo, anh chị phụ trách, tuân theo pháp luật và kỷ luật.

Các cháu hãy nhiệt tình tham gia công tác xã hội và các hoạt động văn hóa, vui chơi lành mạnh, quan tâm giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn, làm thật nhiều việc tốt để trở thành những công dân yêu nước, có đức, có tài, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. Những cháu có hoàn cảnh đặc biệt hãy phấn đấu vượt qua những khó khăn của gia đình và bản thân để học tập và vươn tới thành công trong cuộc sống.

Bác gửi đến các cháu nhiều cái hôn, chúc các cháu có nhiều niềm vui và luôn tiến bộ".

* Tối cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến dự hội trăng rằm và tặng quà cho 150 trẻ em mồ côi, khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em thiệt thòi TP.HCM (thuộc Bộ LĐ-TB&XH).

Theo TTXVN

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2007/9/5165/chuc cac chau niem vui.bmp 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5129 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5129 Hè tình nguyện Quảng Ngãi: Trao học bổng "Tiếp sức đến trường" cho sinh viên Quảng Ngãi <p align="justify">Chiều 12-9, báo Tuổi Trẻ, báo Giáo Dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi tổ chức trao 85 suất học bổng "Tiếp sức đến trường" cho các sinh viên nghèo ở tỉnh này.</p> Thu, 13 Sep 2007 11:37:42 +0700 Trao học bổng

Quảng Ngãi:

Trao học bổng "Tiếp sức đến trường" cho sinh viên Quảng Ngãi

Ông Nguyễn Hoàng Sơn, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, trao học bổng cho Nguyễn Thị Thanh Vi - sinh viên ĐH Nông lâm Huế

Chiều 12-9, báo Tuổi Trẻ, báo Giáo Dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi tổ chức trao 85 suất học bổng "Tiếp sức đến trường" cho các sinh viên nghèo ở tỉnh này.

Tổng số tiền học bổng được trao là 255 triệu đồng (mỗi suất 3 triệu đồng) do các thân hữu Quảng Ngãi, Hội đồng hương Quảng Ngãi tại TP.HCM, doanh nghiệp võng xếp Duy Lợi và bạn đọc báo Giáo Dục TP.HCM đóng góp.

Tại buổi lễ, ông Vũ Văn Bình - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - nhấn mạnh: "Học  bổng "Tiếp sức đến trường" là nơi gặp gỡ của những tấm lòng mang nặng ước nguyện không để bất cứ một bạn trẻ nào vì thiếu tiền mà phải từ bỏ ước mơ vào đại học". Ông Nguyễn Hoàng Sơn - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - nói: "Học bổng "Tiếp sức đến trường" là động lực giúp các em học tập để có một tương lai tươi sáng".

Cũng tại buổi lễ, một nhà hảo tâm là doanh nghiệp ở Đà Nẵng (đề nghị không nêu tên) đã thưởng cho thủ khoa Đại học Y Huế Trần Đức Chánh 3 triệu đồng. Doanh nghiệp Duy Lợi tặng thêm năm suất học bổng (15 triệu); ông Nguyễn Hùng Cường, tổng giám đốc Công ty cổ phần thương mại Hùng Cường (TP.HCM), hỗ trợ 27 triệu đồng để tiếp sức thêm cho chín tân sinh viên nghèo. Đoàn công tác xã hội của báo Giáo Dục TP.HCM trao thêm một suất học bổng cho Đào Huy Hoàng, sinh viên nghèo vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đỗ vào Trường đại học Luật TP.HCM.

Như vậy, tổng số học bổng từ chương trình "Tiếp sức đến trường" năm 2007 tại Quảng Ngãi đã lên đến 101 suất (303 triệu đồng).  

Theo TTO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2007/9/5129/trao hoc bong tiep suc den truong1.bmp 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5051 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5051 Hè tình nguyện Học bổng “Chung một ước mơ”: Chiếu sáng giấc mơ thoát nghèo <p align="justify">Học bổng “Chung một ước mơ” được trao cho các em học sinh nghèo, giỏi, ngoan, hiếu thảo. Những câu chuyện, hoàn cảnh đã quá quen thuộc với người tổ chức, nhưng các bản tự thuật, tự giới thiệu chân thật của các em khiến người nghe bất ngờ và vô cùng xúc động.</p> Thu, 30 Aug 2007 14:01:02 +0700 Học bổng

Học bổng “Chung một ước mơ”:

Chiếu sáng giấc mơ thoát nghèo

Quên hết những lo toan, các em tham gia trò chơi vận động trên biển.

Học bổng “Chung một ước mơ” được trao cho các em học sinh nghèo, giỏi, ngoan, hiếu thảo. Những câu chuyện, hoàn cảnh đã quá quen thuộc với người tổ chức, nhưng các bản tự thuật, tự giới thiệu chân thật của các em khiến người nghe bất ngờ và vô cùng xúc động.

Những điểm số chói sáng

Hồ sơ của tất cả các em gồm một bản tự giới thiệu và bảng điểm của năm học trước. Chồng hồ sơ của 400 em dày tới mấy gang tay nhưng ai đã lướt qua cũng sẽ dừng lại và không tiếc thời gian đọc kỹ vì tính hấp dẫn thực sự của nó.

Sáng nay, trao học bổng “Chung một ước mơ”

Sáng nay (30-8), tại TP Vũng Tàu, báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Tỉnh đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu và Tập đoàn SCG tổ chức lễ trao học bổng “Chung một ước mơ”. Đây là học bổng thuộc chương trình “Vì ngày mai phát triển” của báo Tuổi Trẻ lần 206. Với mỗi suất trị giá 2 triệu đồng cùng một số quà tặng, học bổng sẽ được trao cho 350 bạn học sinh THPT của bảy tỉnh thành miền Đông Nam bộ: TP.HCM, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, mồ côi nhưng học giỏi, hiếu thảo, luôn phấn đấu, vượt mọi khó khăn để đến trường và tích cực tham gia các hoạt động chung.

Từ 10g sáng 29-8, 350 học sinh đã có mặt tại TP Vũng Tàu. Các bạn có một ngày cùng nhau vui chơi thỏa thích với các chương trình: tham quan khu di tích lịch sử văn hóa Bạch Dinh, chơi vận động trên biển và một đêm lửa trại... 

Những con điểm 8, 9, 10 vốn đã lấp lánh lại càng lóng lánh hơn khi đặt bên cạnh gia cảnh chủ nhân của chúng, không khó hình dung ngay khi đọc vài dòng kê khai về gia đình: cha mất, mẹ mất sức lao động; nghề nghiệp của cha mẹ: thợ hồ, chạy xe ôm, làm rẫy, làm thuê, công nhân… hay khi em Dương Khoa Yến Nhi (Xuân Lộc, Đồng Nai) gây một chút ngạc nhiên khi ngây thơ kể: “Cha, nghề nghiệp: bẫy chim bìm bịp; Mẹ, nghề nghiệp: cạo vỏ hạt điều”.

Chính từ trong gia cảnh ấy, các em đã cho chúng tôi biết thêm một tên gọi khác của mùa khai giảng, tựu trường là “mùa học, mùa nợ”. Yến Nhi kể: “Em thấy ba mẹ hay ngồi thờ thẫn, thở dài vì em đã lên cấp 3 rồi mà nhà không đủ tiền cho đi học”. Thùy An (Long Khánh, Đồng Nai): “Có những lúc thấy ba nói chuyện với mẹ mà ngước mặt lên trần nhà để nước mắt chảy ngược vào trong, sợ con nhìn thấy, thật em không biết làm sao để đỡ gánh nặng cho ba mẹ, chỉ biết phấn đấu hết sức mình, học thật giỏi”. Điểm trung bình môn của Thùy An là 8,7. 

Bản tự giới thiệu của Trần Thị Trâm (Đồng Xoài, Bình Phước) lại có thể khiến người đọc sững sờ, và lo lắng: phần giới thiệu về gia đình hoàn toàn bỏ trống. Đọc những dòng em viết mới biết em là một đứa trẻ mồ côi, được ông ngoại nuôi dưỡng khi mới lọt lòng. “Ngoại là người vĩ đại nhất trên thế gian này. Mỗi sớm, ngoại ra đi với xấp vé số trên tay, chỉ mong bán được nhiều để nuôi cháu ăn học…”. Cuộc sống thế cũng tạm bình yên, nhưng “Vào học kỳ II lớp 9, ngoại đã bỏ đứa cháu tội nghiệp này mà đi mãi mãi vì một căn bệnh hiểm nghèo”. Năm đó Trâm vẫn đạt học sinh tiên tiến với điểm trung bình 7,6  vì “em phải học để không phụ lòng ông, mai sau em sẽ còn phải đậu vào Đại học Luật”.

14, 15 tuổi, những gì các em đã vượt qua để có được kết quả học tập như vậy thật quả đáng phục. Nghe Trần Minh Hùng bình thản kể chuyện về vườn rau, ruộng mía, những khoản nợ chất chồng, cơn đau bệnh của cha, dễ có thể nghĩ là nhà nào cũng có hoàn cảnh như vậy.

“Những lúc rảnh rỗi, em phụ mẹ tưới hoa màu, cuốn mủ, nhổ cỏ, cặm chà, đục lỗ, bắt ngọn, hái quả, bắt sâu, cấy lúa, khai nước, bỏ hột, cắt dây, trông coi cháu… Nhờ có anh chị tư, nhà em mới được sửa lại bằng gạch, đỡ tốc và dột mỗi khi mưa”. Hùng là học sinh xuất sắc của trường PTTH Dương Minh Châu, Tây Ninh, điểm các môn tự nhiên đều trên 9 và một ước mơ thật đẹp “Em muốn trở thành một nhà hóa học nghiên cứu các chất và tạo ra một hệ thống làm giảm ô nhiễm không khí…". 

Giấc mơ thoát nghèo

Ước mơ của em là gì? Câu hỏi nhỏ của Ban tổ chức đã thu được vô vàn những ước mơ đẹp, từ được bay vào không gian, cho đến trở thành một chính trị gia, nhà ngoại giao nổi tiếng, từ cô giáo, kỹ sư, bác sĩ cho đến những doanh nhân thành đạt, xây dựng những nhà máy, xưởng cơ khí lớn ở Việt Nam… Ước mơ tuổi 15 của các em học sinh thông minh và giàu nghị lực đã được đặt những bước đi vững chắc đầu tiên. Nhưng trước giấc mơ đó, tất cả các em đều thổ lộ một ước muốn khác gần gũi hơn: giúp cha mẹ thoát nghèo. Bình dị và hồn nhiên như Chung Thủy Trân, học sinh trường THPT Hòa Đa, Tuy Phong, Bình Thuận:

“Em có rất nhiều ước mơ. Đầu tiên là trả hết nợ mà mẹ đã vay để lo cho chúng em ăn học và xây được cho cha mẹ một căn nhà không bị mưa dột gió lùa. Ước mơ thứ hai là của cha: trồng được một hàm răng giả và đưa bàn thờ nội về nhà. Ước mơ thứ ba là của mẹ: lo cho các em đầy đủ, không thua sút chúng bạn, không phải ái ngại khi được rủ đi chơi tập thể. Ước mơ thứ tư là ngoại và cha mẹ sống thật lâu cho đến khi thấy các ước mơ của em đã thành sự thật.

Trong tập hồ sơ, chúng tôi nhận ra một người quen: Nguyễn Thành Lộc, học sinh Trung tâm GDTX Q.Phú Nhuận (TP.HCM). Cách đây vài năm, tôi gặp Lộc khi em ngồi dự phiên tòa xử người cho vay nặng lãi đã đánh mẹ mình đến giập lá lách vì không góp đủ 20.000đ vào cuối ngày.

Cậu bé lớp 6 khi ấy đã có dáng rắn rỏi của một cột trụ gia đình, nay lại càng thấy rõ hơn sự trưởng thành trước tuổi: “Sau ca mổ mẹ không thể hồi phục. Em phải tạm gián đoạn việc học để lo cho gia đình. Đến 2005, em tiếp tục theo học tại trung tâm GDTX. Mỗi ngày em đi học buổi sáng, từ 22g đi làm tại một nhà trọ đến 6g30 tới trường. Lương tháng 900.000đ lo cho mẹ, bản thân và hai em nhỏ đi học. Nay mẹ có nguy cơ bị liệt nếu không mổ gấp mà viện phí là một bài toán khó... Năm học vừa qua, nhờ được thầy cô bồi dưỡng, em đạt học sinh giỏi môn lý cấp thành phố”. 

Ước mơ thứ năm là của em: trở thành một cô công an dũng cảm, bắt được những tên cướp cứng đầu, giúp các em nhỏ đi lạc. Ước mơ thứ sáu là thực hiện cho các chú bác công an đi trước: nhà nhà không cần đóng cửa, đêm ngủ không cần treo đèn. Ước mơ cuối cùng là em thành công và giàu có để giúp đỡ những bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ như em hôm nay… Em nhất quyết sẽ phải thực hiện được”.

Dương Thị Thanh Thảo (trường PTTH Tân Châu, Tây Ninh) thì mơ về “trường ĐH Kiến trúc với một căn nhà xinh xắn do bàn tay út Thảo vẽ sẽ là niềm vui vô cùng của gia đình”,“mục tiêu có thể lớn, nhưng em tin rằng kiên trì và nhẫn nại cộng với quyết tâm, gia đình làm điểm tựa, mọi người động viên… sẽ gặt hái được thành công”. Điểm trung bình các môn học của Thảo cứ tăng dần qua mỗi học kỳ và đã tiến gần đến điểm 10.

Gặp các em là thấy cảnh nghèo, khó khăn, éo le, bất hạnh, thấy những nhọc nhằn của cha mẹ, của bản thân các anh chị em khi thân còn non nớt, tuổi còn thơ dại, nhưng rực sáng lên là quyết tâm, nghị lực, lấp lánh lên là kết quả học tập. Giấc mơ thoát nghèo của gia đình, của đất nước chắc chắn sẽ thực hiện được bởi chính các cô, cậu bé này. Phần học bổng hôm nay sẽ góp phần thấm bớt những giọt mồ hôi và khẳng định với các em rằng cả xã hội cùng có “chung một ước mơ” ấy.

Chùm ảnh “Chung một ước mơ”

Đến với chương trình “Chung một ước mơ” lần này, 350 em học sinh giỏi và giàu nghị lực vượt khó không chỉ có một suất học bổng. Phần thưởng còn là hai ngày tham quan, vui chơi thỏa thích tại thành phố biển Vũng Tàu.

Với các em ở Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, đây quả là một chuyến đi xa đầy thú vị

 

Không cần nhiều thời gian, Nhung, Lộc, Lân, Linh (đoàn TP.HCM) đã mau chóng thành một bộ tứ. Và mỗi bước chân nhọc nhằn của Nhung đều có sự dìu đỡ của các bạn. Trong ảnh: một chiếc “kiệu” tay đưa Nhung lên dốc tham quan Bạch Dinh

“Bạn và tôi không cách xa, từng nụ hoa luôn thắm tươi dâng Đoàn ta. Ngàn lời ca góp sức mạnh, ngàn bàn tay góp xây dựng miền Đông…”, bài hát đầu tiên kết nối tình thân giữa những gương mặt sáng giá của 7 tỉnh miền Đông nam bộ

 

Bữa cơm trưa thân mật tại khách sạn Cao su

Những món đồ cổ trong Bạch Dinh thu hút các bạn

 

Háo hức thăm cảng dầu khí Vietsopetrol

Sau buổi tham quan, nhiều em đã tuyên bố sẽ bắt đầu “nghiên cứu” giấc mơ trở thành kỹ sư dầu khí

Theo TTO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2007/8/5051/chieu sang giac mo9.bmp 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5033 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/5033 Hè tình nguyện Có hai "lão gàn" rất trẻ <p align="justify">Quan sát chuỗi hoạt động sôi nổi của hai “lão” trong tất cả các Hội trại Đoàn - Hội, ít ai biết cả hai đã bền bỉ cống hiến sức lực cho Đoàn như vậy đã 29 năm qua. “Lão gàn” là cách gọi thân mật của giới cán bộ Đoàn lâu năm đối với đôi bạn tri kỷ rất giỏi việc, say nghề. Anh Trần Thế Vinh sinh năm 1958 còn anh Trần Như Nguyện sinh năm 1960.</p> Tue, 28 Aug 2007 08:58:51 +0700 Có hai

Có hai "lão gàn" rất trẻ

Quan sát chuỗi hoạt động sôi nổi của hai “lão” trong tất cả các Hội trại Đoàn - Hội, ít ai biết cả hai đã bền bỉ cống hiến sức lực cho Đoàn như vậy đã 29 năm qua.

Anh Trần Như Nguyện (trái) và anh Trần Thế Vinh

“Lão gàn” là cách gọi thân mật của giới cán bộ Đoàn lâu năm đối với đôi bạn tri kỷ rất giỏi việc, say nghề. Anh Trần Thế Vinh sinh năm 1958 còn anh Trần Như Nguyện sinh năm 1960.

Anh Vinh là Giám đốc Trung tâm Dạy nghề Thanh niên thuộc T.Ư Hội LHTN Việt Nam, anh Nguyện ăn lương Phó Chủ tịch Hội LHTN tỉnh Khánh Hoà. 

Tuy công việc mỗi người một nơi nhưng tính “gàn”, hay “cãi”, hay “cầm đèn chạy trước ô tô” thì Vinh - Nguyện giống nhau như đúc.

Hồi Trần Thế Vinh làm Bí thư Đoàn trường ĐH Văn hóa TPHCM khóa 1986-1990, anh đã “dám” cùng báo Tuổi trẻ đấu tranh quyết liệt với Ban Giám hiệu để đòi quyền được học và lấy bằng cử nhân cho một sinh viên khuyết tật.

Thời công tác ở Hội LHTN tỉnh Đắk Lắk, Vinh tự biên soạn chương trình huấn luyện kỹ năng cho cán bộ Đoàn - Hội, bị tỉnh “tuýt còi” bác bỏ, may sau đó được T.Ư Đoàn - Hội chú ý, hoan nghênh và cho triển khai chương trình rộng khắp trên cả nước.

Năm 1992, thấy đồng bào các dân tộc và thanh thiếu nhi Đắk Lắk quá khao khát món ăn tinh thần, Vinh xin được công tác ra Hà Nội một chuyến để tìm nguồn phim của hãng phim Thanh Niên về chiếu miễn phí, lưu động các huyện thị.

Nhấn đầy băng đĩa vào ba lô, trên đường về qua đèo Mang Yang không may xe đò lật, Vinh bị thương nặng với một cẳng chân gãy rời ba khúc, nằm viện liền tám tháng.

Vậy mà vừa tạm bình phục, anh đã hăng hái lê cái chân khoèo tiếp tục hoạt động phong trào khắp vùng xa vùng sâu.

Trong 26 năm tuổi Đảng, anh Trần Như Nguyện luôn đầy “tình thương mến thương”, chia sẻ nhường nhịn, hết lòng vì sự nghiệp chung nhưng cũng rất thẳng thắn, cương trực.

Cán bộ Hội LHTN Khánh Hoà kháo nhau: Anh Nguyện cương trực thẳng thắn chả biết sợ ai nhưng nếu bị cấm hoạt động phong trào, ảnh chết liền cho coi!  

Công tác mỗi người một nơi nhưng anh Vinh là Phó Chủ tịch Hội đồng Huấn luyện T.Ư Hội, anh Nguyện là Ủy viên Hội đồng, phối hợp rất ưng ý nên hai anh vẫn dắt díu nhau đi khắp các tỉnh thành từ Bắc chí Nam, không cần chờ hỗ trợ từ ngân sách vẫn mở được hàng chục đợt trại Huấn luyện kỹ năng mang tên Nguyễn Chí Thanh, công nhận đạt trình độ huấn luyện viên cấp I quốc gia cho hàng nghìn cán bộ Đoàn - Hội - Đội.

Năm trước Cà Mau, năm sau Điện Biên Phủ, năm nữa Lào Cai..., nơi nào xuất hiện bộ đôi Vinh - Nguyện là nơi đó phong trào lại bừng bừng khí thế.

Cả dàn chuyên gia lão luyện, tên tuổi của Hội đồng như các anh Nguyễn Thanh Hùng, Đào Kim Trang, Huỳnh Toàn, Nguyễn Thái Điền, Nguyễn Đăng Phúc ở TPHCM ; Nguyễn Hữu Đính ở Huế ; Hồ Văn Đắc, Đoàn Phước Đức, Trần Phiêu, Trương Ngọc Dũng ở Đà Nẵng, Nguyễn Hồng Trà ở Bình Phước... đều công nhận sức chiến đấu của bộ đôi Vinh - Nguyện thật đáng nể.

Tấm ảnh hai “lão gàn” này, tôi chụp ở Trại huấn luyện cán bộ Đoàn - Hội - Đội khu vực miền Trung Tây Nguyên tổ chức tại Đắk Nông. Mấy thanh niên mê nhảy hip hop cứ lò dò theo năn nỉ Nguyện “để lại, giá nào cũng được” chiếc quần jeans trang trí nhiều mẫu dây nhợ độc đáo.

Chàng gạt phắt: “Đồ mẫu của tui đó các cha. Muốn  thì dự trại để học rồi tự làm lấy mà nhảy!”.   

Theo TPO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2007/8/5033/co 2 lao gan1.JPG 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/4681 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/4681 Hè tình nguyện Ngày về không lẻ loi <p align="justify">Dẫn chúng tôi len lỏi qua những con hẻm nhỏ tìm đến nhà của những bạn trẻ một thời lầm lỡ, cô bí thư Đoàn P.14, Q.4 (TP.HCM) tâm tư bài toán cho ngày về của các bạn thật nan giải. Nhưng phía sau một quá khứ buồn của họ, các cán bộ Đoàn phường không để người bạn của mình lẻ loi.</p> Thu, 12 Jul 2007 11:17:42 +0700 Ngày về không lẻ loi

Ngày về không lẻ loi

Hai anh em Lư Thanh Thảo, Lư Thanh Cường với công việc làm giày dép truyền thống của gia đình

Dẫn chúng tôi len lỏi qua những con hẻm nhỏ tìm đến nhà của những bạn trẻ một thời lầm lỡ, cô bí thư Đoàn P.14, Q.4 (TP.HCM) tâm tư bài toán cho ngày về của các bạn thật nan giải. Nhưng phía sau một quá khứ buồn của họ, các cán bộ Đoàn phường không để người bạn của mình lẻ loi.

Mẹ của Ngô Hoàng Linh cười bảo đã đỡ lo hơn từ ngày đón con về. Linh hiện đang nhận gia công giày dép tại nhà theo từng đơn đặt hàng. Công việc khá ổn định, nhiều khi làm không hết việc, thu nhập cũng tương đối, có thể phụ mẹ thêm một ít chi phí sinh hoạt gia đình. Linh vừa nhận được 10 triệu đồng tiền vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội của quận nhờ Đoàn phường đứng ra bảo lãnh. “Bây giờ hiểu được tác hại của những việc mình làm trước đây, thấy được cái sai của mình rồi” - Linh thổ lộ.

Nhà hai anh em Lư Thanh Thảo, Lư Thanh Cường nghèo lắm. Vậy mà từ một phút bốc đồng đã thành thói quen, họ nướng hết những đồng tiền làm được vào ma túy. Nay thì đã khác. Hai anh em đang viết lại những tháng ngày của đời mình bằng việc theo nghề giày dép truyền thống của gia đình. “Một lần mẹ lên thăm, chỉ vì cố chạy cơn mưa đang ập tới mà mẹ té dài trên đường. Nhìn thấy cảnh đó, tự nhiên nước mắt chảy dài, mình biết mình phải thay đổi để không làm khổ mẹ nữa”, Thảo nhớ lại. Cậu em Lư Thanh Cường vừa trở thành học viên của trung tâm dạy nghề quận. Không chỉ bảo lãnh, Đoàn phường còn hỗ trợ luôn khoản học phí nghề sửa chữa điện thoại di động cho Cường.

Trong khi đó tại phường 12, Q.10, đích thân bí thư Đoàn phường Nguyễn Anh Điệp tìm đến những doanh nghiệp có trụ sở tại phường để tìm việc cho các bạn. Hiện đã có chín bạn ổn định với công việc làm bảo vệ, phục vụ quán nước, quán karaoke.

Trở về trong sự bỡ ngỡ với những điều xung quanh còn có cả nỗi mặc cảm của những người trẻ một thời sa chân. Chính vì vậy, những câu lạc bộ cấp phường được hình thành và duy trì sinh hoạt đều đặn. Qua những buổi sinh hoạt đó, nhiều bạn trở thành những hạt nhân tích cực trong nhiều hoạt động, đặc biệt là tình nguyện làm vệ sinh khu phố nơi mình sống. Có bạn còn được tín nhiệm bầu làm bí thư, phó bí thư chi đoàn khu phố.

Cũng vậy, Đoàn phường 15, Q.8 đã tổ chức ngày hội thanh niên tái hòa nhập cộng đồng. Không chỉ lãnh đạo phường trao đổi, lắng nghe nguyện vọng của các bạn mà còn có nhiều đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn đến tham dự, thông tin nhu cầu tuyển dụng của đơn vị mình. Nhưng cái khó lớn nhất mà nhiều bạn trẻ cùng gặp chính là không có tay nghề và trình độ tối thiểu mà doanh nghiệp yêu cầu. Ông Dương Quốc Chương - cán bộ phụ trách công tác hậu cai của phường - cho biết: “Nhiều bạn có nhu cầu xin vay vốn để làm ăn, mua xe chạy xe ôm nhưng chưa giải quyết được vì chúng tôi chưa tìm ra nguồn vốn”.

Anh Nguyễn Anh Điệp chia sẻ: “Đồng hành không chỉ là nói suông mà những việc làm cụ thể chính là niềm tin tưởng với người bạn của mình”.

Theo TTO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2007/7/4681/ngay ve khong le loi1.bmp 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/4318 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/4318 Hè tình nguyện Lớp học trên sông <p align="justify">Mặc cho thủy triều lên xuống thất thường, mặc cho công việc bộn bề, hằng đêm cô lại âm thầm chèo thuyền vượt sông Cầu để đến với lớp học không tên của mình...</p> Thu, 24 May 2007 08:57:13 +0700 Lớp học trên sông

Lớp học trên sông

Cô giáo Nga (bìa trái) tranh thủ hướng dẫn bài cho các em ngay trên thuyền

Mặc cho thủy triều lên xuống thất thường, mặc cho công việc bộn bề, hằng đêm cô lại âm thầm chèo thuyền vượt sông Cầu để đến với lớp học không tên của mình...

Cô là Đỗ Thị Nga (ảnh) - công nhân Trạm quản lý đường sông số 4 Yên Tập, xã Yên Lư (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang).

Lớp học “chui”

Nếu như không có câu chuyện “kỳ lạ” của em Nguyễn Văn Phúc, dân chài người Hải Dương, cầm lá thư đọc cho cả xóm nghèo ven sông thì có lẽ đến nay lớp học của chị chắc vẫn chui lủi trên những con thuyền.

Không ai biết cái xóm chài ấy ở đâu, bao nhiêu người và sống thế nào, nhưng có một điều mà những người công nhân Trạm quản lý đường sông số 4 Yên Tập biết: họ là những người đánh cá ngược từ Hải Dương lên. Là một công nhân nữ hằng ngày đo mực nước và nhận thông tin để hướng dẫn thuyền đi đúng hướng, thế nhưng đã có nhiều phen chị Nga hú vía với các đoàn thuyền người Hải Dương. “Đã nhiều lần tôi đưa ra tín hiệu nhưng họ không nghe. Ban đầu cứ nghĩ họ cố tình đùa, nhưng qua vài lần họ mới rủ rỉ vào tai tôi là họ không biết chữ”. Đó là cái cớ duy nhất mà cô giáo Nga đứng lớp hơn 13 năm nay.

Từ khi có lớp học của cô Nga trên những con thuyền của người dân chài, những vụ va chạm và tai nạn nơi eo sông này ít hẳn đi. Sau mỗi bài giảng khó khăn để cho các em nhớ được từng vần a, o..., cô Nga lại tranh thủ lồng vào các hình ảnh là những chiếc thuyền, những chiếc phao tiêu... khi nào thì thuyền tránh phía phải, khi đèn chớp thì tàu đi phía trái... Tự bao giờ cô giáo ven sông này trở thành một “giảng viên hàng hải” của dân chài nơi đây.

Lớp học này không giống bất cứ lớp học nào. Đó là một góc trên thuyền của dân chài. Không thời khóa biểu, không bàn ghế... thế nhưng một tuần ít nhất chị Nga cũng đứng lớp tới ba lần với 8-15 học sinh.

Để đến được với lớp học, cô giáo Nga nhiều lần hú vía vì phải nhiều đêm một mình “vượt vũ môn”. “Năm 1995, sau khi dạy xong đã gần 10 giờ. Thấy trời nhiều mây, ba em Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Văn Hoạt, Võ Đức Hùng nhận đưa cô qua sông. Vừa qua được một nửa sông thì trời đổ mưa gió. Chiếc thuyền tròng trành nước và thế là gió, mưa thổi như bão, cô ngồi sát mé thuyền để tát nước còn trò thì ra sức để đưa thuyền vào bờ. Rất may là tối hôm đó chỉ có ba cuốn vở của ba em bị gió cuốn…” - cô giáo Nga giải thích về nguyên nhân khiến cô ba tháng trời vật lộn để tập bơi.

Cũng vì lớp học này mà cô giáo Nga nhiều lần bị phê bình trước cán bộ của trạm. “Mình cứ làm tốt công việc của mình là được. Cũng có nhiều người trong trạm động viên tôi chứ nếu không thì...” - chị Nga tâm sự. Nhiều đêm trên tay chiếc cặp và chiếc đèn nhưng không dám thắp, chị một mình vượt sông để đến với các em. “Nếu vài ngày không đến sợ các em quên hết những gì mình đã dạy hôm qua”.

Cô giáo Nga

“Giảng viên”...đường sông

Dù không được học hành đến nơi đến chốn nhưng cô công nhân Đỗ Thị Nga luôn tâm niệm một điều: “Mình biết cái gì thì dạy cho các em cái đấy”. Chỉ đơn giản vậy mà biết bao nhiêu thế hệ được cô Nga đào tạo, từ những em 18 tuổi không biết nổi một chữ cái mà nay đã làm thuyền trưởng như Phúc, Hoạt... Mỗi tháng dù tàu đi Nam ra Bắc thì những lá thư chan đầy tình yêu thương và mến phục của học trò vẫn đều đặn gửi về cho cô.

Cảm kích trước cô công nhân ít chữ mà giàu tấm lòng này, vừa mới bước chân về làm trạm trưởng Trạm quản lý đường sông số 4, ông Nguyễn Văn Nam đã ưu ái cho lớp học của chị Nga một căn phòng ngay trong trạm nằm cách sông chưa đầy 10m. Bao nhiêu mơ ước nay đã trở thành hiện thực.

Và đến chập tối, khi ca gác của chị kết thúc cũng là lúc chị bắt đầu lo cho hai đứa con nay là sinh viên đại học kinh tế và thương mại. Chị lại âm thầm xách đèn và cặp nhưng không phải sang bên kia sông nữa mà ra đứng đầu kè đá giơ cao đèn báo tín hiệu cho các em qua sông kẻo lớp học muộn giờ...

Theo TTO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2007/5/4318/lop hoc tren song1.bmp 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/4307 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/4307 Hè tình nguyện Người thầy 25 năm nửa nằm, nửa ngồi dạy học <p align="justify">Hơn 25 năm, thầy giáo Nguyễn Văn Thu không nhớ mình đã dạy bao nhiêu học trò trong tư thế nửa nằm, nửa ngồi trên chiếc ghế mòn vẹt cạnh chiếc bảng bong tróc.</p> Wed, 23 May 2007 08:28:43 +0700 Người thầy 25 năm nửa nằm

Người thầy 25 năm nửa nằm, nửa ngồi dạy học

Mặc dù bệnh tật nhưng anh Thu lúc nào cũng yêu đời

Hơn 25 năm, thầy giáo Nguyễn Văn Thu không nhớ mình đã dạy bao nhiêu học trò trong tư thế nửa nằm, nửa ngồi trên chiếc ghế mòn vẹt cạnh chiếc bảng bong tróc. Trong ký ức, thầy chỉ nhớ lớp cha trước, rồi đến lớp con, bây giờ đến lớp cháu của học trò mình dạy ngày đầu, hiện vẫn tiếp tục cắp sách đến "thọ giáo" học kiến thức và học từ người thầy nghị lực để làm người…

Số nhà 125 Phan Đình Phùng, TP Tam Kỳ (Quảng Nam) so với 25 năm trước bây giờ luôn rộng mở, bởi ở đó lớp học miễn phí sáng, trưa, chiều, tối cho học sinh nghèo của thầy giáo Nguyễn Văn Thu không lúc nào vắng học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 đến học. Nhiều học sinh đến lớp học của thầy tôi gặp, tất cả các em đều bảo rằng, học thầy Thu không chỉ học kiến thức toán học, mà các em học được ở thầy nghị lực cũng như chất lửa tuổi trẻ từ bản thân của người thầy giáo tật nguyền truyền dạy.

Trong ký ức của người thầy giáo tật nguyền nhớ như in cái ngày định mệnh. Đó là vào năm 12 tuổi, đang học lớp 6, tự nhiên thấy chân mình sưng to, gia đình đưa Thu đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác điều trị. Với kết luận viêm đa khớp, đôi chân teo dần rồi liệt hẳn. Biết đôi chân khó có thể hồi phục, nhưng ý chí nghị lực cùng nỗi đam mê toán học đã kéo Thu đứng dậy. "Bệnh viêm đa khớp đau lắm, nhưng tui vẫn cố đến trường đều đặn, đến khi đi không được nữa tui bò đến trường. Mấy đứa bạn thân thay nhau cõng, ròng rã 6 năm trời vật lộn, đến năm 1979 tui tốt nghiệp cấp III" - thầy giáo Thu nhớ lại.

Dù sống trong bóng đêm của tật nguyền, nhưng thầy Thu bảo chưa bao giờ nghĩ đến cái chết. Tài sản trong nhà dần đội nón ra đi, "mỗi lần nhìn ba mẹ lo lắng, gia đình khánh kiệt vì lo thuốc thang, mình nghĩ phải phấn đấu  học và tìm một việc làm gì đó đỡ gánh nặng cho gia đình...", anh kể. Không đi lại được, sức khỏe ngày một yếu không cho phép anh thi vào đại học, "nằm một chỗ thấy đêm dài, nhiều lúc suy nghĩ lẽ sống, chẳng lẽ mình không còn có ích cho cuộc đời này", anh Thu tâm sự.

Nằm một mình, anh đọc bất kỳ loại sách gì mượn được, rồi xem ti vi, rồi nghĩ: "Nhiều hoàn cảnh còn bi đát hơn mình họ vẫn làm việc có ích, tại sao mình lại không?". Mấy đứa nhỏ nhà nghèo bên xóm sang chơi, anh đem kiến thức toán học ra đố vui. Thấy các em học quá yếu, anh đề nghị gia đình đưa các em sang để dạy. Lúc đầu nhiều bậc cha mẹ lo ngại anh tật nguyền, rồi tiền đâu để trả... Hiểu được nỗi băn khoăn, anh bảo dạy hoàn toàn miễn phí cho các em. Nhưng chẳng ai muốn cho con mình đi học thêm, bởi họ cũng quá nghèo. "Lớp học đầu tiên tui dạy đúng 1 em, tên là Lâm Ái Vân, học lớp 6. Cô bé học rất yếu môn toán. Nhưng sau hơn 1 năm kèm cặp, từ một cô học trò yếu môn toán nhất lớp vươn lên khá rồi giỏi...", thầy Thu nhớ lại. Lớp học từ một học sinh, rồi đông dần lên. Đa phần con em bà con buôn gánh bán bưng quanh chợ Tam Kỳ đều nghèo khó, nên  anh  dạy miễn phí...

Từ học trò nghèo đầu tiên anh tình nguyện dạy miễn phí đã vươn lên học giỏi, bà con dân nghèo quanh khu vực đem con đến gửi nhờ anh kèm cặp. "Nhiều em con nhà nghèo học yếu, khi đến lớp rất ít khi tập trung, lúc đó tui đem cuộc đời mình ra làm ví dụ. Nhiều em bắt đầu chú ý khi tui nửa nằm, nửa ngồi suốt buổi để giảng cho các em từng bài toán cộng trừ nhân chia. Có lúc không còn sức, nhưng tui vẫn cố gượng dậy bò xuống chỗ ngồi từng em để chỉ từng bài toán…", thầy Thu kể.

Học sinh đến theo học ngày một đông, anh phải phân thành nhiều lớp sáng, trưa, chiều, tối và dạy không nhận tiền. Nhiều gia đình khá giả gửi con anh dạy thấy ái ngại, đề nghị trả tiền công, anh chỉ nhận đủ trang trải cuộc sống hằng ngày... Nhiều thế hệ học trò ở xóm Củi, xóm Mồ côi, xóm chợ Tam Kỳ... chung quanh khu vực sông Kỳ Phú, Bàn Thạch  được anh dạy dỗ nên người và đã trưởng thành làm ăn xa xứ, mỗi năm tết đến về thăm thầy.

Trong câu chuyện cùng tôi trước khi lên lớp dạy buổi sáng, học trò đã đến đông đủ ngồi chờ, anh bảo: "Giá trị đích thực của đời người là sống có ích, đem niềm vui đến cho mọi người". Tôi hỏi: "Đến bao giờ thì anh nghỉ dạy?". Anh cười bảo: "Sẽ dạy đến khi học trò không cần mình nữa và đến khi không còn sức để dạy nữa thì thôi...".

Theo TNO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2007/5/4307/nguoi thay 25 nam1.bmp 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/4281 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/4281 Hè tình nguyện Trang trại của những người gieo chữ vùng cao <p align="justify">Họ đều là những thanh niên còn rất trẻ tình nguyện lên xã vùng cao An Vinh, huyện An Lão (Bình Định) để dạy học.</p> Sat, 19 May 2007 10:02:54 +0700 Trang trại của những người gieo

Trang trại của những người gieo chữ vùng cao

Thầy giáo trẻ đang dạy học ở trường PTDTBT Đinh Nỉ

Họ đều là những thanh niên còn rất trẻ tình nguyện lên xã vùng cao An Vinh, huyện An Lão (Bình Định) để dạy học. Ở đó, với sức trẻ và lòng nhiệt huyết, ngoài việc gieo chữ cho các em học sinh người dân tộc thiểu số, những giáo viên trẻ đã làm nên một trang trại nho nhỏ và... "xóa đói" ngay tại trường.

Nhiệt huyết tuổi trẻ

Vượt qua hàng chục cây số đường bê tông dốc khúc khuỷu từ trung tâm huyện An Lão (Bình Định), chúng tôi về trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Đinh Nỉ thuộc xã An Vinh, huyện An Lão. Trước mắt chúng tôi, ngôi trường nằm trong một thung lũng bạt ngàn cây xanh, cạnh con sông Đinh nước trong vắt. Đứng trên bục giảng là những thầy cô giáo còn rất trẻ, hầu hết mới chỉ đôi mươi, nhưng họ đến nơi vùng cao này thấm thoắt đã vài năm. Người ở gần nhất cũng cách trường vài chục cây số, có người ở tít ngoài Hà Tây.

Chỉ có họ và những người dân nơi vùng đất đặc biệt khó khăn này mới hiểu được sự gian nan trong chuyện học hành từ ngày trường PTDTBT Đinh Nỉ mới thành lập vào năm 2000. Đến nay, trường có 14 giáo viên, 10 lớp học với 268 học sinh. Thầy giáo trẻ Trần Văn Trinh nhớ lại: "Năm 2000, mình vừa tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Bình Định và muốn lên xã vùng cao này để dạy. Biết chuyện, gia đình ai cũng ngăn cản vì lúc ấy, dân cư trên này thưa thớt, đường xá cách trở được trải bằng đất đỏ và chỉ rộng chưa đầy nửa mét. Mỗi khi mùa mưa đến, dường như không thể đi lại được, mà nếu muốn đi thì vô cùng nguy hiểm. Xa nhà buồn lắm, đôi khi mình đã có ý định muốn bỏ về. Nhưng vì thương học trò và yêu nghề dạy học nên mình đã quyết định ở lại...".

Cùng nhau nấu ăn.

Học sinh ở trường PTDTBT Đinh Nỉ đều là người dân tộc H'rê. Vì vậy, sự tiếp thu của học sinh ở trên lớp có phần hạn chế, khó khăn nhất là ngôn ngữ. Điều đó tưởng như sẽ làm nản chí những giáo viên trẻ trong thời gian đầu đứng lớp. Nhưng không, với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ và tình cảm của người dân địa phương đã "níu chân" các thầy cô giáo trẻ gắn bó mãi ở vùng cao An Lão. Cô giáo trẻ Trần Thị Cúc kể tiếp: "Hồi đó, cái gì ở trên vùng núi này cũng khó khăn. Nếu không có những người bạn trẻ và những em học trò thân thương thì tụi mình khó mà "trụ" lại lâu.

Mỗi khi đêm xuống, cái lạnh lẽo của miền núi lại ùa về, có đứa nhớ nhà day dứt. Những khi ấy, tụi mình lại quây quần bên nhau cất tiếng hát để quên đi những khó khăn...". Và chính những đêm "hát cho nhau nghe" đó vô tình làm nhiều thầy cô giáo trở thành những "giọng ca vàng" ở huyện vùng cao này. Có lần chúng tôi được đi công tác ở An Lão đúng lúc một đoàn ca nhạc về đây biểu diễn. Kết thúc buổi diễn, đa số người dân đều chung một nhận xét: họ hát thua... thầy cô trường Đinh Nỉ. Vì thế chuyện học sinh trường này luôn giành nhiều giải về ca hát của huyện là chuyện hết sức bình thường.

"Xóa đói" ngay tại trường

Ngoài việc đem cái chữ đến với bà con vùng sâu vùng xa, giáo viên trường PTDTBT Đinh Nỉ còn phát động những ngày lao động công ích, mà hiệu quả của nó chẳng khác gì một mô hình trang trại. Cô giáo Phan Thị Hằng hớn hở khoe: "Trường mình vừa bán được hơn 1 ha cây keo, thu được  hơn 34 triệu đồng. Giờ còn chờ thu hoạch cây mì. Số tiền thu được, trường sẽ hỗ trợ vào cho việc sinh hoạt hằng ngày của thầy cô và các em học sinh. Một ít sung vào quỹ của Đoàn trường để dùng khi cần đến".

Các thầy cô dẫn chúng tôi đi xem những vườn rau cải, rau muống, giàn mướp... rất tươi tốt nằm xung quanh khuôn viên của trường. Bên cạnh những vườn cây là một ao cá rộng được đào để nuôi cá chép, cá rô... Thầy Tạ Thành Long, Hiệu phó nhà trường cho biết: "Đó là tất cả công sức của thầy cô, học sinh và của phụ huynh làm nên. Cách đây vài năm, mọi người trong trường bàn chuyện đào ao cá, trồng cây dài ngày và rau quả để phục vụ cuộc sống của các thầy cô và học sinh ngay tại trường. Thế là mỗi giáo viên trích mỗi người một tháng lương để thực hiện.

Sau buổi học, các thầy giáo trẻ lại xuống ao bắt cá

Ban đầu chỉ trồng rất ít, nhưng đến nay đã trồng được hơn 2 ha với hơn 4.000 gốc keo, mì, còn rau, quả, cá thì ăn hoài không hết". Bởi vậy, ngôi trường bán trú này vô tình "biến" thành trường... nội trú. Những năm trước, đa phần các em học sinh đều ở lại vì đường đi rất khó. Cứ lâu lâu, người dân nơi đây lại thấy giáo viên và học sinh cùng nhau cuốc xới để vun đắp cho rừng cây, vườn rau của mình. Chính cách làm này đã giảm bớt gánh nặng cho nhiều gia đình đồng bào dân tộc với đời sống vẫn còn khá nghèo.

Trước cách làm hiệu quả như vậy, hầu hết phụ huynh đều đồng tình và sẵn sàng phụ giúp việc sản xuất của thầy trò trường Đinh Nỉ. Ban lãnh đạo trường đưa chúng tôi xem một giấy mời họp phụ huynh thuộc dạng... "độc nhất vô nhị", có đoạn: Lưu ý: khi đi nhớ mang theo... cuốc, chén, đũa. Em Đinh Thị Quỳnh Như, học sinh lớp 7A3 nói: "Nhà em ở cách trường hơn 10 km nên em đăng ký ở lại trường, mỗi tuần về thăm nhà một lần. Ngoài chuyện học hành, việc ăn uống sướng lắm.

Thầy cô ở trường chăm lo cho chúng em rất tận tình". Nói xong, Như chỉ tay về phía những vườn rau xanh mượt mà thầy trò đã dày công vun đắp. Bằng những thành tích đã đạt được, thầy giáo trẻ Trần Văn Trinh đã được Huyện đoàn An Lão giới thiệu là thanh niên tiêu biểu của huyện tham dự Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Định lần thứ XI diễn ra vào cuối tháng 5.2007. Trước khi chia tay, chúng tôi không quên hỏi: "Thế ước mơ của các bạn là gì?". Tất cả họ đều có một ước mơ thật bình dị là muốn gắn bó mãi ở ngôi trường nằm trong thung lũng ở huyện vùng cao An Lão.

Theo TNO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2007/5/4281/trang trai cua nhg ngu gieo chu1.bmp 200 150
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/4250 http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/4250 Hè tình nguyện Học bổng “Khuyến học - Khuyến tài” 2007 <p align="justify">Công ty cổ phần KCN Tân Tạo và Hội Khuyến học xã Tân Kiên (huyện Bình Chánh, TP.HCM) vừa phối hợp tổ chức trao 65 học bổng “Khuyến học - Khuyến tài” 2007 cho con em các gia đình có đất trong dự án KCN Tân Tạo; SVHS vượt khó hiếu học trên địa bàn huyện.</p> Thu, 17 May 2007 14:05:58 +0700 Học bổng

Học bổng “Khuyến học - Khuyến tài” 2007

Công ty cổ phần KCN Tân Tạo và Hội Khuyến học xã Tân Kiên (huyện Bình Chánh, TP.HCM) vừa phối hợp tổ chức trao 65 học bổng “Khuyến học - Khuyến tài” 2007 cho con em các gia đình có đất trong dự án KCN Tân Tạo; SVHS vượt khó hiếu học trên địa bàn huyện (ảnh) từ 500.000 - 1,2 triệu đồng/suất, công ty sẽ tiếp tục hỗ trợ học bổng cho con em các gia đình nghèo các xã lân cận huyện Bình Chánh... với tổng số 150 triệu đồng.

Công ty cũng chuẩn bị ra mắt ba nguồn quĩ Ita: Vì tương lai, Chiến thắng bệnh tật và Hàn gắn vết thương tháng sáu tới (thông qua www.itaexpress.com)... nhằm hỗ trợ các bạn trẻ vượt khó; bệnh nhân nghèo, nhiễm chất độc da cam, bà mẹ VNAH, gia đình thương binh liệt sĩ, người neo đơn, tàn tật... Thông tin chi tiết trên www.tantaocity.com; hoặc email: itafoundations@itaexpress.com và gửi đơn về địa chỉ: Itaexpress - Tập đoàn Tân Tạo (lô 60A lầu 4, đường số 2, KCN Tân Tạo, Q.Bình Tân, TP.HCM. Hạn chót: hết ngày 21-6-2007).

Theo TTO

]]>
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2007/5/4250/hoc bong khuyen hoc1.bmp 200 150